“Bình ổn vĩ mô phải trả giá nhất định. NHNN chịu áp lực của DN như đòi hỏi tăng trưởng tín dụng cao hơn, lãi suất thấp hơn thì mới sản xuất. Đó là đòi hỏi chính đáng, nhưng giờ đây nó phải được xem xét lại trong bối cảnh lạm phát.
Khi lạm phát đã ở mức hai con số mà đòi hỏi lãi suất thấp là điều không thể” - Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu với Nhóm công tác NH tại Diễn đàn DN Việt Nam ngày 27.5.2011 tại Hà Nội được báo chí tường thuật.
Một thông điệp rõ ràng: Lãi suất chưa thể giảm ngay và mục tiêu chống lạm phát vẫn được NHNN ưu tiên ở vị trí hàng đầu. Nó cũng phát đi tín hiệu rằng NHNN đang lắng nghe và nghe thấy những kiến nghị bức xúc của DN, nhất là DN vừa và nhỏ, giảm mặt bằng lãi suất. Những phát ngôn như vậy của đại diện cơ quan quản lý rất cần thiết trong lúc này khi mà những tranh luận nghiêng về tăng trưởng kinh tế hay ổn định vĩ mô đang trỗi dậy.
Phải thừa nhận chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu từ tháng 11.2010 đã qua bảy tháng và đang ngấm, đang đụng chạm đến mọi đối tượng, mọi lĩnh vực từ CK, BĐS đến sản xuất, chế biến nông, lâm thủy hải sản, công nghiệp.... Sức chịu đựng lãi suất cao của nền kinh tế đang bị thử thách. Đâu đó có ý kiến cho rằng độ thắt chặt tiền tệ đã đủ, CPI tháng sáu tới sẽ hạ nhiệt và đã đến lúc nới lỏng tín dụng.
Nhưng nhiều người vẫn chưa quên lạm phát đã quay trở lại mạnh mẽ như thế nào khi nửa cuối năm 2009, gói kích cầu thông qua tín dụng NH được thiết lập. Các tổ chức tài chính quốc tế như NH Phát triển Châu Á (ADB) đang khuyến cáo Việt Nam không nên lặp lại tình trạng của năm 2009 và kiên định theo đuổi các liệu pháp ổn định kinh tế vĩ mô.
"Liều thuốc" lãi suất cao, như vậy, chưa thể bớt đi độ đắng, nhưng ít nhất người uống thuốc đã nhận ra sẽ còn phải duy trì thêm một thời gian. Cần thiết bây giờ có lẽ là một sự minh bạch, cởi mở và thông thoáng hơn về thành phần của thuốc để lấy lại niềm tin cho người dân cũng như doanh nghiệp. Người dân, doanh nghiệp cần phải biết nền kinh tế đang ở cấp độ nào từng tháng, từng quý qua những con số công bố chính thức để nắm bắt tình hình, điều chỉnh cho phù hợp kế hoạch làm ăn.
Ông Dominic Scriven, TGĐ Dragon Capital, đề nghị Chính phủ thiết lập một lịch sự kiện kinh tế, công bố các chỉ số, thông tin kinh tế chẳng hạn chỉ số thất nghiệp, hàng tồn kho, dữ liệu thị trường nhà đất, tăng trưởng tín dụng, dự trữ ngoại hối... Các nước phát triển và ngay cả các nước đang phát triển trong khu vực cũng đã làm việc này từ lâu. Tác động của những dữ liệu kinh tế như thế lên việc hoạch định chiến lược kinh doanh của giới doanh nhân là không thể phủ định.
Trong khi cơ quan tài chính đang công khai ngày một cởi mở hơn thu chi ngân sách, nợ nước ngoài, vốn liếng của DN quốc doanh; Bộ Công thương cập nhật thường xuyên hơn số liệu nhập siêu, giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu; với Bộ Kế hoạch và Đầu tư là vốn đăng ký, vốn giải ngân đầu tư nước ngoài... thì số liệu liên quan đến tiền tệ ngày một ít được công bố định kỳ, ít được công khai rộng rãi. Lâu lắm rồi, tận tuần trước mới thấy Thống đốc NHNN cập nhật số liệu chi tiết, có kèm theo số tuyệt đối, tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, cơ cấu cho vay. Sự công bố ấy chỉ có được sau hàng loạt sự phản ánh đầy đặc của các phương tiện truyền thông và các phỏng đoán từ bình luận của giới tài chính về điều hành lãi suất.
Các NH quốc doanh thờ phào nhẹ nhõm khi Thống đốc cho biết NHNN chưa có chủ trương áp trần lãi suất cho vay dù cũng có ý kiến đưa ra. Tuy nhiên, điều mà dư luận chờ đợi nhất là bãi bỏ trần lãi suất huy động lại không được Thống đốc đề cập. Nếu lãi suất cao là một trong những thành phần chính của "liều thuốc" kềm chế lạm phát, thì tại sao lại phải đặt một cái trần cho nó? Một cái trần có cũng như không khi mà bất kỳ người dân nào vào ngân hàng gửi tiền đều mặc cả lãi suất như mua bán một món hàng ngoài chợ.
Từ xưa đến nay ngân hàng là nơi người ta tin tưởng mang tiền đến gửi, nay người ta đem tiền tới và ngã giá lãi suất và nếu không thỏa thuận được, không tin tưởng được, họ mang tiền đi nơi khác. Người gửi lượng tiền càng nhiều, càng dễ mặc cả. Chỉ thiệt thòi những người gửi dăm ba triệu đồng, chẳng thể ngã giá, đành chấp nhận trần lãi suất quy định. Hóa ra cái trần lãi suất là dành cho người gửi ít tiền, cho người nghèo!
Trở lại với thông điệp của Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Thông điệp ấy phải đi đôi với hành động kiên định. NHNN cho biết đã có danh sách 14 NH đang có mức tăng trưởng tín dụng vượt 20%/năm và sẽ xử lý. Cũng NHNN thông báo chuẩn bị làm việc với các ngân hàng về việc hạ tín dụng phi sản xuất xuống 22% vào cuối tháng 6.2011.
Một số ngân hàng thừa nhận không có khả năng đáp ứng chỉ tiêu này đúng hạn và đang yêu cầu được dãn thời gian đến cuối tháng 9.2011, hoặc nâng chỉ tiêu lên. Dư luận đang e ngại liệu NHNN có du di tín dụng phi sản xuất như đã từng du di yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỉ đồng vào cuối năm ngoái? NHNN có đủ sức buộc các NH không đạt chỉ tiêu tín dụng phi sản xuất tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi như đã từng tuyên bố trong quý một? Còn nếu đã nói mà không thực hiện được, thì các chỉ tiêu tiền tệ đã hoạch định liệu đã phù hợp với tình hình thực tế chưa?
Theo Laodong
Ngày 27-5, trước thềm Hội nghị CG giữa kỳ, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, một kênh đối thoại có tổ chức, mang tính xây dựng giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và quyền giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chủ trì diễn đàn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho rằng yêu cầu về nguồn gốc ôtô nhập khẩu không phải là một biện pháp hạn chế thương mại. Thứ trưởng Biên lấy ví dụ, hàng triệu xe Toyota bị thu hồi trên thế giới vì lỗi dính chân ga, nhưng ở Việt Nam thì Toyota Việt Nam bảo không có trách nhiệm vì không nhập còn DN nhập khẩu thì không có điều kiện sửa chữa.
(HBĐT) - Dự án Trung tâm thương mại và nhà ở tại thị trấn Lương Sơn được UBND tỉnh phê duyệt thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2132/QĐ-UBND ngày 22/11/2010. Theo đó, tổng diện tích khu vực nghiên cứu quy hoạch là 4,67 ha. Chủ đầu tư là Công ty CP Đông Dương.
(HBĐT) - Ông Phạm Văn Yên ở xóm Cây Báy, xã Lạc Hưng (Yên Thuỷ) nhập ngũ năm 1975, năm 1981, ông phục viên trở về quê hương. Thời gian này, ông đã từng làm nhiều nghề nhưng gia đình vẫn luôn khó khăn vất vả.
(HBĐT) - Tính đến trung tuần tháng 5, toàn tỉnh đã trồng mới 1.179 ha rừng, tăng 386 ha so với cùng kỳ. Các đơn vị triển khai tốt công tác trồng rừng gồm: Yên Thuỷ 251 ha, Lương Sơn 250 ha, Đà Bắc 230 ha; Lạc Thủy 185 ha; Lạc Sơn 156 ha; Kỳ Sơn 100 ha…
Từ chiều 26-5, Tổng cục Hải quan đã gặp gỡ để lựa chọn doanh nghiệp ưu tiên không phải kiểm tra hàng, kiểm tra sau thông quan, toàn bộ quá trình thông quan chỉ trong vài phút...