Kênh bán lẻ hiện đại ngày càng tăng

Kênh bán lẻ hiện đại ngày càng tăng

Từ vị trí thứ nhất năm 2008, đến năm 2009 xuống vị trí thứ 6 và năm 2010 tiếp tục tụt thêm 6 bậc, lên vị trí thứ 12 về mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam bị tụt hạng về mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ.

 

Đây là kết quả do Cty nghiên cứu thị trường TNS mới công bố ngày hôm qua (7.6) tại Hội thảo “Chuyển biến thị trường bán lẻ và cơ hội cho doanh nghiệp Việt”, do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (BSA) phối hợp với Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.

Theo Cty nghiên cứu thị trường TNS, nguyên nhân tụt hạng về mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ của Việt Nam là do sự suy thoái của nền kinh tế, lạm phát tăng cao ở nhiều nước trên thế giới đã khiến nhà đầu tư thu hẹp quy mô đầu tư, và điều này đã ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ của Việt Nam.

Thêm vào đó là những quy định chặt chẽ trong việc mở thêm đại lý bán lẻ thứ 2 (bảo vệ khu vực kinh tế gia đình và các cửa hàng tạp hóa) cũng là một rào cản hạn chế sự mở rộng kênh phân  phối bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài taị thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng theo Cty nghiên cứu thị trường TNS, Việt Nam vẫn nằm trong Top thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, thể hiện ở việc tỷ lệ % hàng hóa bán ra qua kênh bán lẻ hiện đại liên tục tăng, từ 15% (năm 2008) lên 21% tính đến quý II năm 2011.

 

                                                                               Theo Bao LĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bí đao được chất đống trên đường xã Thanh Nông nhưng không có người mua
Không có hình ảnh

Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 5 tháng đạt 2.291 tỷ đồng

(HBĐT) - Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng 5 tương đối ổn định và tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2010

Công nghiệp ô tô có nguy cơ phá sản

Hàng loạt “đại gia” như Toyota, Honda, BMW, Mercedes, Ford… đã có mặt tại Việt Nam nhưng đến nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu linh kiện để lắp ráp xe.

Hãi hùng hàng kém chất lượng trôi nổi - Đường đi của hàng “độc”

Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc lưu thông, trao đổi hàng hóa với đối tác trong và ngoài khu vực trở nên sôi động, gặt hái được nhiều kết quả to lớn về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, gần đây, song hành với tình trạng nhập siêu gia tăng, hàng loạt mặt hàng giá rẻ, kém chất lượng và độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc (TQ) ào ạt tràn vào khiến người tiêu dùng bị thiệt hại và chịu hậu quả khôn lường. Thực trạng này diễn ra ở hầu hết các loại hàng hóa, làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Hà Nội: Đổ xô vào siêu thị mua thực phẩm

Thời tiết nắng nóng cùng với việc quan tâm đến giá cả, an toàn thực phẩm, những ngày qua nhiều bà nội trợ đổ xô vào siêu thị mua hàng.

Ðưa gần 38 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa cho biết, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, tổng số người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 5 là gần tám nghìn người.

Bộ trưởng Công thương không nhân nhượng ôtô nhập khẩu

Cho rằng nhập khẩu xe hơi tiêu tốn tới 1 tỷ đôla mỗi năm lại chỉ phục vụ lượng nhỏ người tiêu dùng, Bộ trưởng Công thương - Vũ Huy Hoàng cho rằng việc "siết" ôtô ngoại là cần thiết và nhiều nước khác đã áp dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục