Cho rằng nhập khẩu xe hơi tiêu tốn tới 1 tỷ đôla mỗi năm lại chỉ phục vụ lượng nhỏ người tiêu dùng, Bộ trưởng Công thương - Vũ Huy Hoàng cho rằng việc "siết" ôtô ngoại là cần thiết và nhiều nước khác đã áp dụng.

 

Tại buổi giao ban trực tuyến 6/6, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu 30.000 ôtô, loại dưới 9 chỗ ngồi. "70 triệu nông dân của Việt Nam không mua xe này", ông Hoàng nói.

Thị trường Việt Nam từng diễn ra cuộc chạy đua nhập xe siêu sang. Ảnh: roadandtrack.

Theo người đứng đầu ngành Công thương, hiện nay, hạ tầng giao thông của Việt Nam còn nhiều bất cập. Trong khi đó, việc ôtô nhập khẩu về thị trường nhiều lại không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dẫn đến tai nạn giao thông ngày một tăng cao. Do vậy, việc áp dụng một số thủ tục nhập khẩu là cách tốt nhất để bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời chống gian lận thương mại, đảm bảo ổn định vĩ mô, an sinh xã hội.

"Trên thế giới nhiều nước đã áp dụng hạn chế nhập khẩu. Quy định này mang tính chất bắt buộc pháp lý, trong khi Việt Nam đến giờ mới áp dụng", ông Hoàng nhấn mạnh.

Ý kiến của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đưa ra tại cuộc họp giao ban một lần nữa khẳng định thái độ không nhân nhượng đối với xe nhập khẩu. Thậm chí, bổ sung thêm cho quan điểm của Bộ trưởng Hoàng, Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Công thương - Phan Văn Chinh còn viện thêm thông tin về tính "bát nháo" của thị trường xe nhập khẩu.

Ông Chinh cho hay, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/5, cả nước đã nhập khẩu 18.000 xe, loại dưới 9 chỗ ngồi. Trong đó, có tới 200 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu. Như vậy, tính trung bình một tháng, mỗi doanh nghiệp nhập chưa đầy 20 chiếc.

Theo quy định tại thông tư số 20, các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô mới nguyên chiếc về thị trường phải có giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, phân phối của chính hãng sản xuất hoặc hợp đồng đại lý chính hãng. Giấy ủy quyền này phải do cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài chứng nhận. Các loại giấy tờ này theo các nhà nhập khẩu xe hơi nhận định là không thể có được. Nếu có thì thủ tục xin cấp cũng nhiêu khê và cực kỳ khó.

Do vậy, hồi tuần trước có ít nhất 100 doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi không chính hãng đã gửi văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng vì lo ngại chính sách này sẽ khiến khoảng 1.700 doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản.

Các doanh nghiệp cho rằng việc ban hành thông tư 20 là phù hợp với thực tế nhằm thiết lập lại thị trường, dẹp bớt các salon xe hơi nhỏ lẻ gây nhiễu về chất lượng và giá. Tuy nhiên, Bộ Công thương cần có lộ trình thực hiện để tránh gây cú sốc mạnh, đẩy đại bộ phận doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.

Trong đơn kiến nghị gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại chuyện "đi đêm" giữa các doanh nghiệp để mua giấy phép nhập khẩu. Khi chuyện mua - bán hạn ngạch nhập khẩu xảy ra, doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí thì hậu quả hơn ai hết sẽ là người tiêu dùng. "Như vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Thông tư 20 đều không đạt được", văn bản kiến nghị nêu rõ.

Theo các doanh nghiệp nếu thông tư 20 được áp dụng, sẽ có các biến động lớn liên quan đến ôtô nhập khẩu như: Khách hàng không còn quyền lựa chọn nhà nhập khẩu thứ hai với cùng một mẫu xe; sẽ có nhiều mẫu xe khách hàng muốn mua cũng không có bởi các liên doanh chỉ nhập một số mẫu xe nhất định.

Thêm vào đó rất có thể các nhà nhập khẩu sẽ nhập các model lỗi mốt, không bán được ở các nước khác về cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam với giá cao... “Có rất nhiều nguy cơ để ôtô nhập khẩu có thể bị làm giá, tăng giá: Do khan hiếm hàng, do độc quyền ... và tất nhiên là “gánh nặng” đó cuối cùng sẽ đổ vào người tiêu dùng", doanh nghiệp kiến nghị thêm.

 

                                                                             Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Người dân xã Piềng Vế nhận gạo cứu trợ

Xây dựng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thành tập đoàn kinh tế năng động

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (2001 - 2010) và năm năm triển khai mô hình tập đoàn kinh tế (2006 - 2010), tại TP Thanh Hóa.

Hiệu quả từ Hepza - Mỗi hécta làm ra 18 triệu USD kim ngạch xuất khẩu

Mặc dù chưa lấp đầy các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) nhưng qua thống kê 20 năm hoạt động, Ban Quản lý Các KCX-KCN TPHCM (Hepza) cho thấy hiệu quả to lớn của từng hécta đất về kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, thu nộp ngân sách... Giờ đây, Hepza còn giữ nhiệm vụ điều chỉnh nguồn vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo chủ trương của TP.

Giá vàng lên gần 38 triệu đồng/lượng

Sáng nay 6.6, đồng hành theo đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tăng mạnh, tiến sát mốc 38 triệu đồng/lượng.

Nông dân Mai Hạ lao đao vì dưa hấu rớt giá

(HBĐT) - Trong khi các địa phương khác trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch dưa hấu, tại các ruộng dưa ở xã Mai Hạ (Mai Châu), người dân đang phải lao đao trước tình cảnh được mùa dưa nhưng lại rớt giá thê thảm, có những ruộng dưa chín tới, không có khách nào đến hỏi…

Huyện vùng cao Đà Bắc vượt khó vươn lên

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh, điểm xuất phát để phát triển KT- XH thấp. Có 11 xã (55%) thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Không cam chịu đói nghèo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đồng lòng nỗ lực vượt khó vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bức tranh kinh tế của huyện đang từng ngày khởi sắc.

Triệu phú rau ngót

(HBĐT) - Thu nhập bình quân đạt 150 triệu đồng/năm từ trồng rau ngót là kết quả dám nghĩ, dám làm của ông Trần Văn Mừng ở xã Tân Thành (Lương Sơn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục