Ngày 9-6, tại TP Hà Tĩnh, Bộ KH-ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức khai mạc Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2011 (CG giữa kỳ 2011). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Victoria Kwakwa, cùng đại diện một số bộ, ban ngành trung ương, doanh nghiệp, đại sứ quán, đại diện các nước và tổ chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, nguồn vốn hỗ trợ đang được Việt Nam sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối thoại với các nhà tài trợ để hoàn thiện hơn nữa các chính sách. Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ linh hoạt. Phấn đấu đầu tư công hiệu quả, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Đồng thời hỗ trợ sản xuất vừa và nhỏ…
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam phấn đấu tới năm 2014, đưa mức lạm phát dưới mức tăng trưởng. Nếu giảm được lạm phát, sang năm 2014 mức tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 7%. Đến năm 2020, cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam sẽ lành mạnh. Chính phủ không cắt giảm an sinh xã hội mà sẽ cắt giảm những lĩnh vực khác, nhất là chi tiêu hành chính…
Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam bà Victoria Kwakwa cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã có chiến lược toàn diện, tạo khuôn khổ, nền tảng tin cậy cho các nỗ lực chống tham nhũng và đã đạt nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cần cân đối tất cả các khía cạnh và phương diện khác nhau, như quy định về khung hình phạt, tính minh bạch trong quản lý đầu tư công.
Bà Victoria Kwakwa cũng khẳng định, Việt Nam đang nỗ lực để đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo cuộc sống cho người nghèo. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo, nhưng cũng có thể gặp những bất ổn về kinh tế vĩ mô. Do đó, cần có một hệ thống an sinh xã hội để phòng, chống tái nghèo. Chính phủ cũng cần quản lý các nguồn lực trong ngành khai khoáng của Việt Nam.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết thêm, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, chặt chẽ và thận trọng, điều hành linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ; kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15%-16%, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa… Đến cuối năm có khả năng đạt tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán 15%-16% và tín dụng dưới 20%...
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Cao Viết Sinh đánh giá: Năm 2011 do yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cắt giảm, điều chuyển trong lĩnh vực đầu tư công. Tổng hợp các số vốn đầu tư của Nhà nước đã bị cắt giảm, điều chuyển trong năm 2011 là 80.550 tỷ đồng, bằng khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011. Như vậy, đầu tư công năm 2011 chỉ còn 36% so với tổng đầu tư.
Đại diện của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đề nghị, thời gian tới, Việt Nam cần tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường cải cách thể chế, hiện đại hóa quản lý thông tin...
Theo SGGP
Tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo Ngân hàng CSXH xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu cụ thể, rõ ràng gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược giảm nghèo của quốc gia.
(HBĐT) - Hàng chục hộ gia đình trồng bí đao ở xã Thanh Nông (Lạc Thủy) đang khốn đốn vì giá bí đao rẻ như bèo trong hơn nửa tháng qua. Người nông dân khẳng định: “ Chưa năm nào tình trạng được mùa, mất giá lại diễn ở đây”.
(HBĐT) - Theo phòng Kinh tế thành phố Hòa Bình, trong tháng 5/2011, ngành CN-TTCN trên địa bàn đã khắc phục được khó khăn về vật tư, nguyên liệu, năng lượng để duy trì phát triển sản xuất
(HBĐT) - Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng 5 tương đối ổn định và tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2010
Hàng loạt “đại gia” như Toyota, Honda, BMW, Mercedes, Ford… đã có mặt tại Việt Nam nhưng đến nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu linh kiện để lắp ráp xe.
Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc lưu thông, trao đổi hàng hóa với đối tác trong và ngoài khu vực trở nên sôi động, gặt hái được nhiều kết quả to lớn về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, gần đây, song hành với tình trạng nhập siêu gia tăng, hàng loạt mặt hàng giá rẻ, kém chất lượng và độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc (TQ) ào ạt tràn vào khiến người tiêu dùng bị thiệt hại và chịu hậu quả khôn lường. Thực trạng này diễn ra ở hầu hết các loại hàng hóa, làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn, lúng túng.