Nhiều tàu hàng sức chở 12.500 tấn, 53 nghìn tấn, tàu chở 4.900 ô-tô lần lượt xuất xưởng, bàn giao cho khách hàng đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đã và đang khẳng định vị thế mới của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long, phát huy nội lực dần trở thành một trong những trung tâm đóng tàu lớn tại vùng Ðông Bắc.

 

Công ty đóng tàu Hạ Long (tiền thân là Nhà máy đóng tàu Hạ Long) do Chính phủ Ba Lan giúp thiết kế xây dựng và đi vào sản xuất từ năm 1976 với trang thiết bị đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy trọng tải đến 4.000 tấn. Ngay đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, Ban lãnh đạo công ty đã nghĩ đến chiến lược phát triển đóng mới, đa dạng các loại tàu trọng tải lớn, không chỉ phục vụ khách hàng trong nước mà còn vươn xa đến với bạn hàng thế giới. Với sự kiên trì, quyết đoán và niềm tin vào tính đúng đắn về định hướng phát triển đã mang lại cho công ty kết quả xứng đáng. Ðến nay,  công ty đã đầu tư phát triển mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất với ba dây chuyền đóng tàu có trọng tải từ 12 nghìn đến 70 nghìn tấn. Bắt đầu từ những con tàu chỉ có sức chở từ 1 đến 3.000 tấn, đến nay, công ty đã cho ra đời những con tàu có sức chở 6.500 tấn, 12.500 tấn, tàu chuyên chở công-ten-nơ 1.730 TEU, tàu chở hàng 53 nghìn tấn, tàu chở ô-tô 4.900 chiếc, trên một dây chuyền khép kín từ khâu tiếp nhận vật tư, xử lý tôn, gia công chi tiết đến lắp ráp các phân tổng đoạn trong nhà và đấu đà ngoài triền, bảo đảm  thỏa mãn các yêu cầu quy phạm đăng kiểm và các công ước quốc tế...

Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long Nguyễn Ðức Thận khẳng định: Thành công của những người thợ đóng tàu Hạ Long hôm nay không chỉ mở ra nhiều cơ hội mới cho công ty mà còn khẳng định tay nghề, uy tín của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong quá trình hội nhập, vươn ra biển lớn. Ðể có được những thành quả trên, công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001-2000; mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng theo hướng hiện đại hóa, trong đó nhiều khâu đã thực hiện tự động hóa. Nhiều thiết bị đầu tư đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn được quy trình sản xuất như: Máy tiện băng dài 11 m, máy tiện đứng phi cặp 3,2 m, máy phay khoan, máy doa, máy phay bao hình, cẩu cổng trục 400 tấn lớn nhất Việt Nam hiện nay để phục vụ đóng tàu trọng tải 15 nghìn tấn trở lên. Các thiết bị xe vận chuyển tổng đoạn 150 tấn, xe nâng dàn giáo, máy ép thủy lực 700 tấn, máy cắt kim loại tự động, máy gia công thép tạo hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế tạo các Blốc hơn 40 tấn...

Cùng với đó, công ty đã áp dụng các phần mềm hỗ trợ đóng tàu như: Cắt chính xác các chi tiết, sắp xếp hoàn chỉnh tổng thành của tàu; bố trí hợp lý mỹ quan nội thất tàu và hàn tự động hai mặt các mối hàn vỏ, thân tàu; công nghệ hàn lót sứ, được xem là những tiến bộ kỹ thuật độc đáo, tiêu biểu nhất của ngành đóng tàu Việt Nam. Với việc áp dụng tiến bộ này, đã giải quyết cùng một lúc các mối hàn liên kết sắt thép, bảo đảm  yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và kinh tế. Qua đó rút ngắn được thời gian thi công, bảo đảm tiến độ hoàn thành và bàn giao các con tàu theo đúng hợp đồng với khách hàng. Ðồng thời, công ty cũng tiến hành khai thác tốt những thiết bị hiện có; bố trí những công nhân tay nghề cao vào nắm bắt vận hành thiết bị công nghệ mới, các phần mềm chuyên dụng cho đóng tàu cũng như chú trọng công tác sử dụng và quản lý tài chính đúng mục đích, tiết kiệm, duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng tốt với các ngân hàng và quỹ tín dụng; phát huy sáng kiến cải tiến công nghệ, hợp lý hóa sản xuất... để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Cùng với đầu tư thiết bị nâng cao năng lực sản xuất, lãnh đạo công ty xác định con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để dẫn đến thành công, quyết định sự lớn mạnh và là nguồn nội lực tiềm tàng, công ty chú trọng  công tác tuyển chọn, đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Với gần 5.500 lao động, trong đó có 300 kỹ sư chuyên ngành đóng tàu và hàng nghìn công nhân từ thợ bậc 5 trở lên, đội ngũ lao động có tay nghề cao, đủ sức đáp ứng yêu cầu sản xuất. Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo bài bản, các công nhân có tay nghề bậc cao được tuyển chọn đi học tập, lao động hợp tác với các tập đoàn đóng tàu tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc..., công ty đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo khả năng cạnh tranh cao với  thị trường trong nước và quốc tế.

Năm 2010, sản xuất, kinh doanh của công ty gặp không ít khó khăn, sóng gió, nhưng với bề dày truyền thống, nhất là bằng thương hiệu của mình, công ty đã lần lượt bàn giao hai tàu chở 4.900 ô-tô số 1 và số 2, tàu chở hàng 53 nghìn tấn số 6, số 7, hoàn thiện bàn giao tàu công-ten-nơ 1.730 TEU (B-170). Sản xuất phát triển, đời sống của người lao động ổn định, lương bình quân đạt 3,3 triệu đồng/người/tháng. Năm 2011, công ty đang triển khai đóng mới loạt tàu 53 nghìn tấn đã ký với chủ tàu nước ngoài, đóng hai công-ten-nơ 1.800 TEU; chuẩn bị các điều kiện để thi công hai tàu 47.500 tấn cho Vinalines và tàu chở ô-tô 4.900 xe (chiếc thứ ba) và tham gia sửa chữa một số sản phẩm tàu cùng loại, phấn đấu đạt mức lương 3,4 triệu đồng/người/tháng.

 

                                                                                        Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong tập huấn nghiệp vụ ủy thức cho vay vốn chính sách tới các học viên.
Di tích lịch sử nhà máy in tiền và nhà tưởng niệm Bác Hồ ở xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy đang được  tu bổ để thu hút khách du lịch.
Kênh bán lẻ hiện đại ngày càng tăng

Loay hoay trước ngã ba đường

Thời điểm phải chấm dứt bảo hộ, đối mặt với cạnh tranh gay gắt đã cận kề. Đây là thách thức nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Xây dựng Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011 - 2020

Tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo Ngân hàng CSXH xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu cụ thể, rõ ràng gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược giảm nghèo của quốc gia.

Thanh Nông - Bí đao được mùa nhưng mất giá

(HBĐT) - Hàng chục hộ gia đình trồng bí đao ở xã Thanh Nông (Lạc Thủy) đang khốn đốn vì giá bí đao rẻ như bèo trong hơn nửa tháng qua. Người nông dân khẳng định: “ Chưa năm nào tình trạng được mùa, mất giá lại diễn ở đây”.

Thành phố Hòa Bình: Giá trị sản xuất CN-TTCN tháng năm tăng 17,67% sao với cùng kỳ

(HBĐT) - Theo phòng Kinh tế thành phố Hòa Bình, trong tháng 5/2011, ngành CN-TTCN trên địa bàn đã khắc phục được khó khăn về vật tư, nguyên liệu, năng lượng để duy trì phát triển sản xuất

Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 5 tháng đạt 2.291 tỷ đồng

(HBĐT) - Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng 5 tương đối ổn định và tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2010

Công nghiệp ô tô có nguy cơ phá sản

Hàng loạt “đại gia” như Toyota, Honda, BMW, Mercedes, Ford… đã có mặt tại Việt Nam nhưng đến nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu linh kiện để lắp ráp xe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục