Chế biến cao su xuất khẩu tại Nhà máy cao su Long Thành (Đồng Nai).

Chế biến cao su xuất khẩu tại Nhà máy cao su Long Thành (Đồng Nai).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết 10 năm công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp (2001 - 2010) và 5 năm (2006 - 2010) triển khai thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN), hiện nay, nhiều đơn vị, bộ ngành đã và đang tích cực chuẩn bị các nội dung báo cáo, đánh giá quá trình tái cấu trúc và phân tích hiệu quả hoạt động đổi mới doanh nghiệp để báo cáo trình Chính phủ. Thông tin từ các hội nghị, hội thảo khoa học… đã phản ánh về tính hiệu quả cũng như những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển mô hình TĐKTNN trong thời gian tới.

 

Phát triển chưa vững

Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta có khoảng 12 TĐKTNN, đây là những tổng công ty (TCT) và công ty lớn (còn gọi là TCT 90, 91) thí điểm xây dựng theo mô hình tập đoàn từ 5 - 6 năm nay. Những tập đoàn này nằm trong diện được nhà nước đầu tư lớn, với nhiều ưu đãi, có hệ thống tổ chức công ty mẹ - công ty con.

Qua 5 năm hoạt động, có thể khẳng định sự ra đời của các TĐKTNN ở nước ta là cần thiết trong tiến trình đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực đẩy mạnh hội nhập, đặc biệt hội nhập kinh tế thế giới...

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các TĐKTNN chưa cao. Mô hình TĐKTNN ở nước ta theo các chuyên gia vẫn đang ở trong thời kỳ quá độ chuyển đổi mô hình nên nhiều điều còn mới mẻ, phát triển chưa vững chắc.

Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp ngày 15-2-2011 cho thấy, quy mô vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được xác định là 540.701 tỷ đồng, tăng 11,75% so với năm 2009. Trong khi đó, tổng lợi nhuận trước thuế là 70.778 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt khoảng 13,1%, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng thương mại trong năm vừa qua.

Đặc biệt, có đến 80% tổng số lợi nhuận trước thuế đến từ 4 tập đoàn: dầu khí, viễn thông quân đội, bưu chính viễn thông và cao su. Như vậy, ở các tập đoàn, TCT còn lại, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn thấp hơn nữa.

Bài học kinh nghiệm

Tại hội thảo “Thực trạng hoạt động của các TĐKTNN ở Việt Nam và định hướng phát triển” do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng trung ương tổ chức vừa qua, nhiều nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém của mô hình TĐKTNN, đồng thời nêu bật những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển mô hình TĐKTNN trong thời gian tới.

Theo GS-TS Hoàng Chí Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương, sự cố Vinashin là bài học về buông lỏng quản lý; kiểm tra, giám sát không đến nơi đến chốn; chế độ báo cáo tài chính không minh bạch; lãi giả lỗ thật vì chạy theo thành tích, trốn thuế và tham nhũng... Vì vậy, mô hình phát triển được lựa chọn cho các TĐKTNN được xác lập trong 5 - 10 năm tới là phải xây dựng các mô hình TĐKTNN mạnh, đa sở hữu, đúng nghĩa là át chủ bài, quả đấm thép, với vai trò chủ lực trong nền kinh tế.

Theo đó, nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài, đầu tư thêm vào TĐKTNN, tất nhiên nhà nước vẫn giữ vai trò chi phối. Vấn đề làm thế nào để hấp dẫn được các thành phần khác bằng lợi ích kinh tế, và như vậy cũng đòi hỏi TĐKTNN phải được vận hành theo đúng quy luật kinh tế.

Điều khó nhất là phải phân biệt được quyền của nhà nước, của Chính phủ với quyền chủ động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Bởi một tập đoàn muốn phát triển phải trong một điều kiện thuận lợi, không chịu những áp lực hành chính, chưa kể những áp lực dư luận xã hội luôn đặt lên vai họ.

Do vậy, chiến lược phát triển của tập đoàn chỉ có thể thành công khi có một bước tiến thực sự về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, văn hóa doanh nghiệp được chú trọng, nguồn nhân lực được cải thiện về trình độ và chất lượng. Đây là một bước đường gian nan, không thể không phòng ngừa sự biến tướng từ các nhóm lợi ích khiến một số người được giao nắm trong tay những tài sản lớn của quốc gia mà cố tình quên đi hoặc xao lãng trách nhiệm xã hội, làm tổn thương nền kinh tế và cản trở sự phát triển của đất nước.

* Quan niệm về mô hình tập đoàn, theo các chuyên gia là yêu cầu thiết kế các phương án lựa chọn để thực thi trong thực tiễn với những giải pháp, những điều kiện đảm bảo hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của tập đoàn, của nền kinh tế nhà nước nói chung. Nó liên quan đến nhận thức vấn đề tái cấu trúc, tổ chức lại cơ cấu, trong đó có cơ cấu ngành nghề, sự phát triển kinh tế tư nhân, sự tham dự của các tập đoàn kinh tế tư nhân vào tập đoàn kinh tế nhà nước, những mối liên kết hợp tác, phát triển mở rộng tập đoàn trong nước và trên thế giới, các vấn đề tổ chức cán bộ, chính sách tạo động lực, vượt qua các điểm nghẽn của phát triển mà chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng nêu ra, cần phải được vận dụng thích hợp vào các tập đoàn.

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trồng bí đao mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Bình Chân.
Không có hình ảnh

Lãi suất sẽ giảm dần?

Về vấn đề lãi suất trong thời gian gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu cho rằng, lãi suất cao tác động đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp và hộ sản xuất là điều không thể tránh khỏi, bởi không có quốc gia nào lạm phát cao mà lãi suất lại thấp. Để giảm tổng cầu thì lãi suất phải cao, phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Tín dụng chợ đen: vay dễ, trả mệt

Cửa ngân hàng khép chặt, nhiều doanh nghiệp phải vay nóng trên thị trường chợ đen với lãi suất lên tới hàng chục phần trăm một tháng để giải quyết thanh khoản cấp bách.

Ra đời nhà cung cấp dịch vụ thuế điện tử đầu tiên

Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế vừa chính thức công nhận Công ty Cổ phần CNTT Đông Nam Á (SEATECH) là nhà cung cấp các dịch vụ thuế điện tử đầu tiên của Việt Nam nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế.

“Lực đẩy” quan trọng cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Theo ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh, Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý và khuyến khích đầu tư tại tỉnh Hòa Bình là “ đột phá” trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh, là sự mong đợi của các doanh nghiệp và nhà đầu tư khi triển khai các dự án sản xuất- kinh doanh. Khi thực thi làm cho cơ quan quản lý Nhà nước thân thiện hơn với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý đất đai…

Mô hình nuôi gà ở Lỗ Sơn

(HBĐT) - Mô hình “Chăn nuôi gà thả vườn” tại xóm Cúng - xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) do Trạm KN huyện và ban QLDA Chương trình 135 huyện thực hiện từ cuối năm 2010 áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học có 24 hộ tham gia đã đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi.

Thành phố Hòa Bình: doanh thu thương mại, dịch vụ tăng trên 31%

(HBĐT) - Trong tháng 5/2011, thành phố Hòa Bình đã đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa, phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu du lịch trên toàn địa bàn ước đạt 170,5 tỷ đồng, tăng 31,35% so cùng kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục