Liên tục trúng mùa lúa, Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, vậy mà người trồng lúa vẫn cứ nghèo bởi tiền lời đã chảy hết vào túi thương lái và các công ty kinh doanh nông sản, phân bón
Tại hội thảo “Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam, từ tăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững” tổ chức ở TP Cần Thơ ngày 13-6, Ngân hàng Thế giới (WB) và các viện, trường của Việt Nam đã công bố các kịch bản giảm diện tích lúa do nhóm này nghiên cứu trong một năm qua. Theo đó, từ nay đến năm 2030, diện tích trồng lúa sẽ giảm khoảng 800.000 ha. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng khi giảm diện tích lúa, cần phải song song với việc nâng cao thu nhập cho nông dân, đặc biệt là giúp họ tránh được cảnh được mùa - rớt giá liên tục xảy ra nhiều năm qua.
Là người trực tiếp làm ra lúa gạo và liên tục trúng mùa nhưng nông dân vẫn nghèo quanh năm
Giới kinh doanh nông sản lời to
Trong giai đoạn trước và sau khi đất nước thống nhất (năm 1975), Việt Nam phải nhập khẩu gạo với số lượng hơn 1 triệu tấn/năm. Đến năm 1989, Việt Nam tham gia thị trường xuất khẩu gạo và cho đến nay, nước ta trở thành quốc gia cung ứng gạo xếp thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Từ năm 1990 đến 2010, sản lượng lúa tăng từ 19 triệu tấn lên 40 triệu tấn, xuất khẩu gạo từ 1,6 triệu tấn lên 6,7 triệu tấn, trong bối cảnh diện tích đất lúa năm 2010 giảm 380.000 ha so với năm 2000.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng nói: “Những thành tích mà Việt Nam có được trong xuất khẩu gạo là có thật nhưng chúng ta không khỏi day dứt vì nông dân là những người nghèo, những vùng chuyên canh trồng lúa là những vùng kém phát triển”. Theo nhiều chuyên gia, trong khoảng 9 triệu hộ gia đình Việt Nam tham gia sản xuất lúa gạo, rất ít hộ có thể sinh sống chủ yếu nhờ bán lúa. Ở ĐBSCL, chưa tới 1/4 số người trồng lúa có triển vọng duy trì được mức sống cạnh tranh dựa vào canh tác lúa chuyên canh.
Giải thích điều này, ông Steven Jaffee, điều phối viên Ban Phát triển Nông thôn của WB, nhận định: “Việc tăng sản lượng và xuất khẩu lại không thành công trong cải thiện sinh kế cho phần lớn nông dân ở ĐBSCL do họ sử dụng quá nhiều chi phí đầu vào và ngày càng gia tăng: thuốc trừ sâu, phân bón, bơm tưới, thiếu khả năng tồn trữ lúa ướt hoặc lúa khô dẫn đến hao hụt lớn… Mặt khác, nông dân thiếu khả năng thương lượng nên khi thị trường biến động, họ không hiểu đâu là giá hợp lý để bán lúa. Trong năm 2008, giá gạo tăng đột biến nhưng lợi nhuận rơi vào túi của người kinh doanh hơn là người trồng lúa”. GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo, chua xót: “Đến nay, người nghèo nhất vẫn là nông dân trồng lúa. Tiền lời làm ra “chạy” vào túi của các công ty xuất khẩu, phân bón, bảo vệ thực vật…”.
Chưa nên giảm diện tích lúa
Nhóm nghiên cứu nói trên đã đề ra 4 kịch bản tương ứng với diện tích lúa giảm dần là 3,8 triệu ha, 3,6 triệu ha, 3,3 triệu ha và 3 triệu ha đến năm 2030. Theo đó, an ninh lương thực đều được bảo đảm. Tuy nhiên, nhiều đại biểu bày tỏ quan ngại về việc đất trồng lúa sẽ giảm trong tương lai. TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ, lo ngại: “Nếu các viện nghiên cứu, nhà nông học đưa ra giống mới có năng suất cao, giá thành sản xuất thấp, nông dân có lời thì việc giảm diện tích lúa là cần thiết. Tuy nhiên, các kịch bản chưa đề cập vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tác động của các đập ở thượng nguồn sẽ ảnh hưởng lên vùng trồng lúa như thế nào. Việc giảm diện tích này cần thời gian nghiên cứu, bổ sung vì kịch bản chưa đủ số liệu”.
Trong khi đó, GS-TS Bùi Chí Bửu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng: “Bài học ở Cà Mau cho thấy sau khi chuyển đổi 200.000 ha đất lúa sang nuôi tôm, muốn trồng lại lúa trên diện tích này rất khó vì nước mặn đã vào đồng. Do đó, giảm diện tích lúa xuống còn 3 triệu ha vào năm 2030 và muốn phục hồi sẽ không đơn giản. Nhưng việc khó nhất hiện nay là nông dân thu nhập quá thấp, các kịch bản đưa ra mà không nâng cao được thu nhập cho người dân thì chỉ có giá trị… lý thuyết”.
Thu nhập nông dân “bèo bọt”
Khảo sát của nhóm nghiên cứu này cho thấy: Thu nhập hằng năm của một thương lái thu mua lúa khoảng 4.000 USD, chủ ghe 15.000 USD, chủ hãng vận tải trong nước là 25.000 USD và những đối tượng này không chịu rủi ro nào đáng kể. Còn đối với người trồng lúa chuyên canh, sản xuất 3 vụ/năm, diện tích 2,5 ha, lợi nhuận hằng năm chỉ là 860 USD. Đối với nông dân sản xuất 1 vụ/năm, diện tích 1,5 ha, họ kiếm lợi nhuận từ gạo chưa tới 200 USD.
|
Theo NLĐ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết 10 năm công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp (2001 - 2010) và 5 năm (2006 - 2010) triển khai thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN), hiện nay, nhiều đơn vị, bộ ngành đã và đang tích cực chuẩn bị các nội dung báo cáo, đánh giá quá trình tái cấu trúc và phân tích hiệu quả hoạt động đổi mới doanh nghiệp để báo cáo trình Chính phủ. Thông tin từ các hội nghị, hội thảo khoa học… đã phản ánh về tính hiệu quả cũng như những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển mô hình TĐKTNN trong thời gian tới.
Báo chí bàn luận rằng công nghiệp ôtô của ta có nguy cơ phá sản. Tôi cho rằng chương trình xây dựng công nghiệp điện tử và công nghiệp ôtô Việt Nam đã phá sản.
Chỉ số tăng dần trên cả 2 sàn giao dịch, thanh khoản của thị trường chứng khoán ngày càng khởi sắc... Phải chăng thị trường đã xuất hiện cơ hội hồi phục?
(HBĐT) - Tuy không hẹn trước nhưng thấy chúng tôi đến, ông Bùi Minh Tặng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Chân (Lạc Sơn) đã không ngần ngại gác lại công việc đang làm để tiếp đón. Thế rồi, với dáng vẻ xởi lởi và nhanh nhẹn, ông đưa chúng tôi về các chi hội, gặp gỡ những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào xoá đói, giảm nghèo ở xã.
(HBĐT) - Thời gian qua, công tác thu hút các dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện Lương Sơn có chiều hướng phát triển tích cực, các dự án mới đang triển khai thủ tục theo quy định, nhiều dự án đã đi vào hoạt động.
Về vấn đề lãi suất trong thời gian gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu cho rằng, lãi suất cao tác động đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp và hộ sản xuất là điều không thể tránh khỏi, bởi không có quốc gia nào lạm phát cao mà lãi suất lại thấp. Để giảm tổng cầu thì lãi suất phải cao, phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng.