Qua 20 năm hình thành và phát triển, khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM đã chuyển đổi những vùng đất hoang hóa, phèn hóa thành khu vực mang lại giá trị gia tăng lớn cho TP như nâng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động… Nhưng trước tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề công nghiệp hóa đang là bài toán khó. Vì vậy, Ban Quản lý các KCX-KCN TP (Hepza) vừa tổ chức Hội thảo “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong KCX-KCN TPHCM và nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư hướng tới công nghệ cao”, lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà kinh tế để thực hiện đúng chủ trương Đảng bộ TP đã đề ra.

 

Năm 2015 đạt 60%

Đại hội Đảng bộ TPHCM vừa qua đã xác định, tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm và ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn gồm: cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông - tin học, công nghiệp hóa chất và dược phẩm, chế biến tinh lương thực thực phẩm giá trị gia tăng cao. Trong đó, làm sao các ngành chủ lực này chiếm khoảng 60% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của TP.

Con số Hepza đạt được sau 20 năm hình thành là tốc độ thu hút vốn đầu tư luôn tăng, đến nay đã đạt được 7,7 tỷ USD. Thế nhưng, vấn đề khiến lãnh đạo TP quan tâm là các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật, chất xám cao vẫn còn thấp. Cụ thể, ngành có tỷ lệ vốn đầu tư cao nhất hiện là ngành điện - điện tử, chiếm 25,47% tổng vốn đầu tư; hóa nhựa 14,9%, cơ khí 13,1%... Các KCN-KCX TP cũng đang gặp một số khó khăn như trình độ công nghệ chưa cao, nhiều dự án thâm dụng lao động, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập, nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu… Do vậy, hội thảo lần này nhằm bàn các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư hướng tới công nghệ cao; điều kiện cơ sở hạ tầng cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu phát triển… nhằm đạt được mục tiêu đưa TPHCM thành TP công nghiệp vào những năm 2015-2017.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín khảo sát tình hình sản xuất của doanh nghiệp

Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban Hepza cho biết, để thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ TP, Nghị quyết Đảng bộ KCX-KCN đề ra giai đoạn 2010-2015 phấn đấu các chỉ tiêu: thu hút đầu tư đạt 4 tỷ USD, quan tâm thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao; giải quyết việc làm cho 40.000 lao động, chú trọng lao động có tay nghề, kinh nghiệm đã qua đào tạo; 100% doanh nghiệp có hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn; xây dựng hoàn thành 7 dự án nhà lưu trú công nhân đáp ứng 55.700 chỗ ở. Khi đã xác định được những chỉ tiêu cơ bản này, Hepza sẽ tập trung tiến hành từng bước để đi vào chiều sâu.

Đổi mới công nghệ

Thời gian qua, công nghiệp công nghệ thông tin đã góp phần đưa TP trở thành trung tâm hàng đầu về phát triển công nghệ thông tin (CNTT) của cả nước. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm trong lĩnh vực CNTT giai đoạn 2006-2009 đạt 46%, trong đó doanh thu phần mềm đạt 34,5%/năm và doanh thu phần cứng đạt 48%/năm. Tuy nhiên, dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng tính ổn định và chất lượng của quá trình tăng trưởng không cao do phát triển theo chiều rộng, tức còn chủ yếu dựa vào vốn và nguồn nhân lực giá rẻ.

Ông Phan Minh Tâm, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP cho rằng, giải pháp để nâng cao giá trị cạnh tranh của các doanh nghiệp là phải đổi mới công nghệ. Bởi chỉ có đổi mới công nghệ mới làm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp muốn phát triển phải tập trung hướng vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong quá trình sản xuất, đồng thời qua đó chú ý đến việc xây dựng thương hiệu. Ông Phan Minh Tân giới thiệu, hiện TP có quỹ đổi mới công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật, cho doanh nghiệp vay không thế chấp, lãi suất thấp, thậm chí bằng 0% nếu dự án đầu tư tốt. Quỹ đang mở rộng đối tượng cho vay đối với dự án đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới kỹ thuật - công nghệ, phát triển sản xuất các sản phẩm trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ cao mà TP khuyến khích.

Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP cho rằng, quỹ đất của TP có giới hạn, vì vậy cần hạn chế những ngành giá trị gia tăng thấp, vì vậy Hepza cần cơ cấu sắp xếp lại DN. Trong tương lai chỉ giữ những ngành công nghệ cao và dịch vụ, giảm bớt những ngành thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường. Hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều thách thức nên cần di dời các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ra vùng quy hoạch ở ngoại thành, gắn với đổi mới công nghệ và xử lý chất thải.

Bà Quách Tố Dung, Phó Giám đốc Sở Công thương TP lạc quan hơn: tỷ lệ 4 ngành công nghiệp trọng yếu nói trên sẽ sớm đạt được, bởi tỷ trọng 4 ngành này liên tục tăng từ 55,4% tổng tỷ trọng công nghiệp của TP (năm 2005) lên 59,4% (năm 2010). Với tốc độ này, năm 2011, tỷ trọng có thể nâng lên 60%. Thời gian qua, 4 ngành công nghiệp trọng yếu đã được TP tập trung đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhiều sản phẩm chiếm được thị phần lớn trong nước như dây cáp điện chiếm 80%, quạt điện 70%, vỏ ô tô xe máy 90%, điện tử gia dụng 50%, thực phẩm chế biến 70%... Vì vậy, với tốc độ này, TP sẽ sớm đạt được các chỉ tiêu mà nghị quyết Đảng bộ đề ra, vấn đề còn lại là làm sao nâng cao chất lượng trong phát triển.

 

                                                                                             Theo SGGP

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục