Nhiều hộ nuôi bò sữa đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại thông thoáng và quạt phun nước làm mát cho bò.

Nhiều hộ nuôi bò sữa đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại thông thoáng và quạt phun nước làm mát cho bò.

(HBĐT) - Thay bằng việc phát triển tổng đàn, việc tăng cường nuôi tập trung để ứng dụng các thiết bị, công nghệ trong trồng cỏ và vắt sữa để nâng cao chất lượng, sản lượng sữa của đàn bò được xác định là giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững của huyện Lương Sơn.

 

Theo ông Nguyễn anh Tuấn, Phó trạm KN – KL Lương Sơn, mặc dù số lượng tổng đàn không tăng nhưng chất lượng sữa lại tăng cao. Hiện nay, trình độ tay nghề của người dân chăn nuôi bò sữa đã được nâng cao nhiều. Toàn huyện hiện có 7 xã có nông dân nuôi bò sữa với tổng đàn bò sữa là 150 con, trong đó có 20 con  bò sữa HF thuần, tập trung chủ yếu tại xã Nhuận Trạch, Lâm Sơn, thị trấn. Tuy số lượng tổng đàn giảm hơn so với kế hoạch phát triển bò sữa của huyện giai đoạn 2006 - 2010, tuy nhiên, sản lượng và chất lượng sữa lại tăng lên rất nhiều. Như vậy cho thấy người chăn nuôi hiện nay đã bắt đầu chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đàn bò sữa. Đến nay, hầu hết các hộ chăn nuôi bò sữa đều có thu nhập cao từ bò sữa, nhiều hộ đã đầu tư các thiết bị công nghệ hiện đại giúp cho việc chăn nuôi như máy cắt cỏ, máy vắt sữa, hệ thống làm mát chuồng bò, hệ thống phun nước tưới cỏ tự động… Nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tốt nên tỷ lệ bò sữa bị ốm loại thải giảm đi nhiều, có hộ đã nâng cao năng suất sữa bò F1 lên 26 kg/ngày, bò HF lên 30 kg/ngày. Bình quân sản lượng sữa bán ra thị trường mỗi ngày đạt 450 kg/ngày, ước tính cung cấp khoảng gần 300 tấn sữa/năm cho nhà máy và người tiêu dùng, giá trị ước đạt trên 1,8 tỉ đồng/năm.

 

Đã có giai đoạn việc chăn nuôi bò sữa gặp khó khăn khiến cho nhiều hộ nuôi bò không mặn mà với việc nuôI bò sữa mà còn bán dần lượng bò đang có. Nguyên nhân nhiều nhưng chủ yếu do người nông dân chưa nắm vững kỹ thuật, việc cho ăn kết hợp giữa thức ăn xanh và thức ăn tinh không đạt yêu cầu dẫn đến sản lượng sữa thấp, chất lượng sữa không đảm bảo, giá bán sữa thấp. Thêm vào đó, cả huyện chỉ có 1 trạm thu gom sữa đặt ngay tại trung tâm huyện nên việc vận chuyển sữa từ các hộ nuôi bò sữa đến trạm thu gom gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên, với sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, dự án bò sữa Việt - Bỉ, Hội Nông dân Pháp, nhà máy sữa quốc tế, Trạm KN –KL huyện đã tổ chức nhiều khóa đạo tạo tập huấn cho các hộ chăn nuôi bò sữa với chất lượng chuyên sâu lý thuyết, thành thạo về kỹ năng. Đồng thời, để có đủ lượng thức ăn xanh cần thiết cho bò sữa, trạm đã đưa vào trồng thử nghiệm nhiều giống cỏ có năng xuất cao, chất lượng tốt như cỏ VA06, cỏ Mulato, cỏ Ghi Nê… Đến nay, toàn huyện đã có trên 30 hộ tham gia trồng cỏ chất lượng cao và có hệ thống phun tưới đầy đủ, trong đó, nhiều hộ đã mạnh dạn thuê ruộng lúa để trồng cỏ chất lượng cao.  Ngoài ra, huyện đã có 3 trạm thu gom sữa của 2 công ty là Công ty sữa quốc tế và Công ty THHH sữa Xuân Mai, trong đó 2 trạm đặt tại xã Nhuận Trạch,1 đặt tại xã Lâm Sơn. Hàng ngày 2 lần nhà máy cho xe chuyên dụng vào nhập sữa đã được kiểm tra tại các trạm thu gom sữa trên để  sữa về với giá thành giao dịch từ 10.000 – 10.500 đồng/lít.

 

Kỹ thuật chăn nuôi được nâng lên, thức ăn tinh và thức ăn xanh được đảm bảo, đầu ra cho sản phẩm sữa ổn định đã phần nào giúp người nuôi bò sữa yên tâm hơn và mạnh dạn đầu tư các thiết bị công nghệ hiện đại vào phục vụ cho công việc chăn nuôi bò sữa. Bình quân năng suất sữa bò lai hướng sữa đạt từ 13 -15 kg/ngày, bò HF đạt 19 – 20 kg/ngày. Nhiều hộ đã có thu nhập cao từ sữa như hộ Nguyễn Thị Thúy, xã Nhuận Trạch thu 50 triệu đồng/tháng, hộ Nguyễn Văn Dụng, xã Nhuận Trạch, hộ Nguyễn Bá Nhường, xã Lâm Sơn thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/tháng… Ông Nguyễn Bá Nhường, xóm Kẽm, xã Lâm Sơn là một trong số các hộ tham gia nuôi bò sữa từ giai đoạn đầu của dự án bộc bạch: Còn nhớ, thời gian đầu khi mới bắt đầu nuôi bò sữa người dân còn bỡ ngỡ và loay hoay chuyển đổi tập quán chăn nuôi từ bò vàng bản địa sang một loại bò hoàn toàn mới mẻ. Ngay cả những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăm sóc, làm chuồng trại cho đến chữa trị những bệnh tật thông thường cho bò sữa đối với các hộ nông dân là cả một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của đội ngũ kỹ thuật viên, cộng thêm kinh nghiệm rút ra qua từng năm, đến nay, có thể khẳng định người nông dân hoàn toàn có khả năng nuôi bò sữa chất lượng cao và làm giàu từ nghề nuôi bò sữa. Hiện tại, gia đình đang nuôi 8 con bò từ F1 đến F3, trong đó 4 con đang cho khai thác sữa, bình quân mỗi ngày gia đình thu được gần 70 kg sữa, với giá bán cho Công ty Sữa Xuân Mai 10.000 đồng/lít như hiện nay, sau khi trừ chi phí còn đem lại lợi nhuận khoảng gần 3.000 đồng/lít. Đến giờ, những hộ hiện đang nuôi bò sữa có thể khẳng định chắn chắn nuôi bò sữa là một nghề mang lại thu nhập cao và làm giàu cho người chăn nuôi. 

 

Với những kết quả đạt được trong thực hiện dự án phát triển bò sữa của huyện Lương Sơn trong thời gian qua, có thể khẳng định chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất hàng hóa mang lại lợi nhuận cao so với nhiều ngành nghề khác trong sản xuất nông nghiệp và là hướng đi đúng trong việc chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng vật nuôi của huyện.

 

                                                                                 Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục