Thủy điện Sơn La là một trong số ít những dự án điện không chậm tiến độ

Thủy điện Sơn La là một trong số ít những dự án điện không chậm tiến độ

Khó khăn về vốn - bài toán làm đau đầu tất cả các nhà đầu tư trong thời gian này. Vốn không chỉ khó tiếp cận mà lãi suất còn quá cao. Đây cũng là những quan ngại chung của đại diện các tập đoàn đang đầu tư vào điện.

 

Theo các qui hoạch và chiến lược phát triển năng lượng của Chính phủ luôn thể hiện rõ quan điểm năng lượng phải luôn đi trước một bước, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, thực tế luôn luôn ngược lại. Trong 5 năm vừa qua, tổng công suất đưa vào vận hành chỉ đạt 65,3% so với qui hoạch đã khiến tình trạng thiếu điện vài năm nay trở nên ngày càng nghiêm trọng.

Trước thực tế đó, sáng 17/6, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo đầu tiên từ trước tới nay bàn về giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng của đất nước, với sự có mặt của đại diện Bộ Công thương và các Tập đoàn lớn đang đầu tư vào điện.

Nhiều dự án chậm tiến độ nhiều năm

Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội cho biết: Suốt từ năm 2006 đến nay, việc thực hiện các dự án điện theo Tổng sơ đồ VI luôn luôn bị chậm tiến độ. Cụ thể, năm 2006, công suất đặt chỉ tăng thêm 756 MW, chỉ đạt 87,8% so với yêu cầu đặt ra là 861 MW. Năm 2007, tỷ lệ thực hiện lại chỉ đạt 61,9% so với yêu cầu. Năm 2008, tỷ lệ này là 68,8%, năm 2009 là 63% và năm 2010 chỉ đạt 62,3%. Nhìn vào kết quả trên có thể thấy, tỷ lệ hoàn thiện các dự án theo qui hoạch có xu thế ngày càng thấp đi.

Thủy điện Sơn La là một trong số ít những dự án điện không chậm tiến độ.

"Nếu như thực hiện đúng theo Tổng sơ đồ VI, chúng ta sẽ không thiếu điện. Tuy nhiên, do liên tục chậm tiến độ, nên mới có tình trạng cắt điện luân phiên, gây bức xúc như thời gian vừa qua" - ông Ngãi cho biết.

Bên cạnh một số dự án được triển khai tốt như thủy điện Sơn La, Sê San 3, Sê San 4... các nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Cà Mau 1, 2... hầu hết các nhà máy còn lại đều chậm tiến độ như thủy điện sông Ba Hạ, Pleikrong, Bản Vẽ..., nhiệt điện Nhơn Trạch 1, Uông Bí, Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1, Vũng Áng 1... Việc các nhà máy phải điều chỉnh tiến độ chậm lại 1, 2 năm là phổ biến, thậm chí chậm đến 3 năm như nhiệt điện Uông Bí MR 1, Mạo Khê, Nông Sơn...

Trong suốt 5 năm (giai đoạn 2006 - 2010) tổng công suất đưa vào vận hành là 9.528 MW, chỉ đạt 65,3% so với tiến độ được duyệt. Lưới điện truyền tải cũng chỉ thực hiện được 50% so với tiến độ được duyệt. Việc này kéo theo hàng loạt hệ lụy: Việc thời gian thực hiện kéo dài đương nhiên kéo theo giá thành công trình sẽ bị đẩy cao hơn, khiến giá điện không thể hạ. Chưa kể đến những hệ lụy do việc thiếu điện, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Việc lưới điện không được hoàn thành kịp thời theo yêu cầu còn ảnh hưởng đến việc an toàn cấp điện. Đơn cử năm 2009, do lưới điện quá tải đã khiến nhiều khu vực ở Hà Nội bị sự cố mất điện.

Ai cũng kêu thiếu vốn

Bởi sự cấp thiết của việc tăng cường đầu tư vào các dự án điện, không chỉ EVN mà các tập đoàn kinh tế nhà nước khác đã được huy động đầu tư. Ông Lê Tuấn Phong - Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng cho biết: Tỷ trọng nguồn điện của EVN trong tổng cơ cấu năm 2010 là 55% và dự kiến sẽ giảm xuống chỉ còn 50% vào năm 2020. Hiện các tập đoàn lớn như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam đều đang đầu tư vào nhiều dự án thủy điện lớn.

Tuy nhiên, ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Vinacomin cho rằng: Hiện các dự án điện thực sự thiếu hấp dẫn. "Với các dự án quan trọng thế này mà thiếu tính hấp dẫn, làm theo kiểu "hành chính" thì khó mà có hiệu quả. Bởi thế mà đã phải phân công các tập đoàn nhà nước làm mà vẫn còn có các dự án điện chưa có chủ đầu tư".

Ông Hùng cho rằng vấn đề nằm ở cơ chế. Cụ thể như công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, giá bán điện chưa phản ánh đúng giá thành đầu vào khiến đầu tư không có lãi, thủ tục giải quyết có nhiều vướng mắc, không đồng bộ, mất thời gian... Không chỉ thế, việc thảo thuận đấu nối các nhà máy vào lưới điện quốc gia cũng gặp khó khăn và mất thời gian.

Thêm vào đó là khó khăn về vốn - bài toán làm đau đầu tất cả các nhà đầu tư trong thời gian này. Vốn không chỉ khó tiếp cận mà lãi suất còn quá cao. Đây cũng là những quan ngại chung của đại diện các tập đoàn đang đầu tư vào điện. Thêm vào đó, với tỷ lệ nhiệt điện than được xác định sẽ chiếm áp đảo đến trên 57% trong 5 năm tới, việc đảm bảo đủ than cho các nhà máy nhiệt điện cũng là bài toán đau đầu, khi mà năm nay chúng ta đã bắt đầu phải nhập khẩu những tấn than đầu tiên.

Trước quá nhiều quan ngại của các nhà đầu tư, ông Trần Viết Ngãi cho biết thực trạng khó khăn hiện nay và các kiến nghị sẽ được tập hợp để gửi đến Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhằm góp ý kiến tìm ra những giải pháp để tháo nút thắt trong phát triển năng lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về điện của đất nước trong những năm tới.

Mỗi năm cần 6,8 tỷ USD để đầu tư vào điện trong 20 năm tới

Ông Lê Tuấn Phong - Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công thương): Theo qui hoạch, tổng công suất các nguồn điện dự kiến tăng thêm trong giai đoạn 2016- 2020 là 28.600 MW trong đó nhiệt điện than đóng vai trò chủ đạo khoảng 16.380 MW, nhiệt điện khí khoảng 4.943 MW, thủy điện 2.191 MW, điện hạt nhân 1.000 MW... và nhập khẩu gần 950 MW. Để đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục cho nhu cầu xã hội, chương trình phát triển hệ thống điện sẽ có qui mô rất lớn. Ước tổng vốn đầu tư cho 20 năm tới là khoảng 124 tỷ USD, bình quân mỗi năm là 6,8 tỷ USD.

 

                                                                                 Theo CAND

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục