Qua 20 năm hình thành và phát triển, khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM đã chuyển đổi những vùng đất hoang hóa, phèn hóa thành khu vực mang lại giá trị gia tăng lớn cho TP như nâng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động… Nhưng trước tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề công nghiệp hóa đang là bài toán khó. Vì vậy, Ban Quản lý các KCX-KCN TP (Hepza) vừa tổ chức Hội thảo “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong KCX-KCN TPHCM và nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư hướng tới công nghệ cao”, lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà kinh tế để thực hiện đúng chủ trương Đảng bộ TP đã đề ra.
Năm 2015 đạt 60%
Đại hội Đảng bộ TPHCM vừa qua đã xác định, tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm và ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn gồm: cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông - tin học, công nghiệp hóa chất và dược phẩm, chế biến tinh lương thực thực phẩm giá trị gia tăng cao. Trong đó, làm sao các ngành chủ lực này chiếm khoảng 60% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của TP.
Con số Hepza đạt được sau 20 năm hình thành là tốc độ thu hút vốn đầu tư luôn tăng, đến nay đã đạt được 7,7 tỷ USD. Thế nhưng, vấn đề khiến lãnh đạo TP quan tâm là các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật, chất xám cao vẫn còn thấp. Cụ thể, ngành có tỷ lệ vốn đầu tư cao nhất hiện là ngành điện - điện tử, chiếm 25,47% tổng vốn đầu tư; hóa nhựa 14,9%, cơ khí 13,1%... Các KCN-KCX TP cũng đang gặp một số khó khăn như trình độ công nghệ chưa cao, nhiều dự án thâm dụng lao động, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập, nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu… Do vậy, hội thảo lần này nhằm bàn các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư hướng tới công nghệ cao; điều kiện cơ sở hạ tầng cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu phát triển… nhằm đạt được mục tiêu đưa TPHCM thành TP công nghiệp vào những năm 2015-2017.
|
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín khảo sát tình hình sản xuất của doanh nghiệp |
Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban Hepza cho biết, để thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ TP, Nghị quyết Đảng bộ KCX-KCN đề ra giai đoạn 2010-2015 phấn đấu các chỉ tiêu: thu hút đầu tư đạt 4 tỷ USD, quan tâm thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao; giải quyết việc làm cho 40.000 lao động, chú trọng lao động có tay nghề, kinh nghiệm đã qua đào tạo; 100% doanh nghiệp có hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn; xây dựng hoàn thành 7 dự án nhà lưu trú công nhân đáp ứng 55.700 chỗ ở. Khi đã xác định được những chỉ tiêu cơ bản này, Hepza sẽ tập trung tiến hành từng bước để đi vào chiều sâu.
Đổi mới công nghệ
Thời gian qua, công nghiệp công nghệ thông tin đã góp phần đưa TP trở thành trung tâm hàng đầu về phát triển công nghệ thông tin (CNTT) của cả nước. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm trong lĩnh vực CNTT giai đoạn 2006-2009 đạt 46%, trong đó doanh thu phần mềm đạt 34,5%/năm và doanh thu phần cứng đạt 48%/năm. Tuy nhiên, dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng tính ổn định và chất lượng của quá trình tăng trưởng không cao do phát triển theo chiều rộng, tức còn chủ yếu dựa vào vốn và nguồn nhân lực giá rẻ.
Ông Phan Minh Tâm, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP cho rằng, giải pháp để nâng cao giá trị cạnh tranh của các doanh nghiệp là phải đổi mới công nghệ. Bởi chỉ có đổi mới công nghệ mới làm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp muốn phát triển phải tập trung hướng vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong quá trình sản xuất, đồng thời qua đó chú ý đến việc xây dựng thương hiệu. Ông Phan Minh Tân giới thiệu, hiện TP có quỹ đổi mới công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật, cho doanh nghiệp vay không thế chấp, lãi suất thấp, thậm chí bằng 0% nếu dự án đầu tư tốt. Quỹ đang mở rộng đối tượng cho vay đối với dự án đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới kỹ thuật - công nghệ, phát triển sản xuất các sản phẩm trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ cao mà TP khuyến khích.
Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP cho rằng, quỹ đất của TP có giới hạn, vì vậy cần hạn chế những ngành giá trị gia tăng thấp, vì vậy Hepza cần cơ cấu sắp xếp lại DN. Trong tương lai chỉ giữ những ngành công nghệ cao và dịch vụ, giảm bớt những ngành thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường. Hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều thách thức nên cần di dời các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ra vùng quy hoạch ở ngoại thành, gắn với đổi mới công nghệ và xử lý chất thải.
Bà Quách Tố Dung, Phó Giám đốc Sở Công thương TP lạc quan hơn: tỷ lệ 4 ngành công nghiệp trọng yếu nói trên sẽ sớm đạt được, bởi tỷ trọng 4 ngành này liên tục tăng từ 55,4% tổng tỷ trọng công nghiệp của TP (năm 2005) lên 59,4% (năm 2010). Với tốc độ này, năm 2011, tỷ trọng có thể nâng lên 60%. Thời gian qua, 4 ngành công nghiệp trọng yếu đã được TP tập trung đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhiều sản phẩm chiếm được thị phần lớn trong nước như dây cáp điện chiếm 80%, quạt điện 70%, vỏ ô tô xe máy 90%, điện tử gia dụng 50%, thực phẩm chế biến 70%... Vì vậy, với tốc độ này, TP sẽ sớm đạt được các chỉ tiêu mà nghị quyết Đảng bộ đề ra, vấn đề còn lại là làm sao nâng cao chất lượng trong phát triển.
Theo SGGP
Khó khăn về vốn - bài toán làm đau đầu tất cả các nhà đầu tư trong thời gian này. Vốn không chỉ khó tiếp cận mà lãi suất còn quá cao. Đây cũng là những quan ngại chung của đại diện các tập đoàn đang đầu tư vào điện.
Qua 20 năm hình thành và phát triển, khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM đã chuyển đổi những vùng đất hoang hóa, phèn hóa thành khu vực mang lại giá trị gia tăng lớn cho TP như nâng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động… Nhưng trước tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề công nghiệp hóa đang là bài toán khó. Vì vậy, Ban Quản lý các KCX-KCN TP (Hepza) vừa tổ chức Hội thảo “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong KCX-KCN TPHCM và nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư hướng tới công nghệ cao”, lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà kinh tế để thực hiện đúng chủ trương Đảng bộ TP đã đề ra.
Giới chuyên môn cảnh báo doanh nghiệp trong nước cần phải tỉnh táo để tránh bị ép giá, thao túng giá
Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng sáu tháng đầu năm 2011, Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem) vẫn duy trì sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17% so với năm 2010. Là một doanh nghiệp gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với nông nghiệp, nông dân, Vinachem luôn đồng hành và chia sẻ những khó khăn với nhà nông, thực hiện thắng lợi các mục tiêu theo quy hoạch của Chính phủ.
(HBĐT) - Các HTX trên địa bàn tỉnh đang giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT). Hiện nay, các HTX làm ăn hiệu quả đang giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động và có những đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Nhưng chỉ có 30% số HTX làm ăn khá - giỏi, còn lại là HTX trung bình và yếu kém đang đặt ra thách thức làm thế nào để tỉnh ta có nhiều HTX làm ăn hiệu quả?
(HBĐT) - Lương Sơn xác định: “Năm 2010 là năm giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư, huyện tiếp nhận 59 dự án để triển khai GPMB, hoàn thành công tác bồi thường GPMB và hỗ trợ TĐC cho 8 dự án với tổng số tiền thanh toán trên 7,7 tỷ đồng, 5 dự án đã phê duyệt dự toán bồi thường với số tiền 20,9 tỷ đồng, 13 dự án đang thẩm định và phê duyệt với số tiền gần 97 tỷ đồng, 13 dự án đang thoả thuận (7 dự án đã hoàn thành), 8 dự án chưa thực hiện được.