Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này với mức tiền phạt thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 100 triệu đồng.

 

Cần thiết có văn bản điều chỉnh và xử lý vi phạm

NHNN cho biết, liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh hiện nay, Điều 39 của Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 14/12/2004 đã quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Tuy nhiên, do hoạt động ngân hàng mang tính chất đặc thù, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng chưa được cụ thể hoá trong Luật Cạnh tranh và Nghị định 120/2005/NĐ-CP.

Trên thực tế, hành vi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng rất phức tạp, khó phát hiện, nhận biết và quy kết. Vấn đề cạnh tranh đang tồn tại ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng.

Ví dụ như tình trạng các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhằm mục đích tăng thị phần huy động vốn của mình. Để thực hiện được điều này, các ngân hàng đua nhau nâng mức lãi suất huy động tiền gửi trong dân cư mà không tính đến hiệu quả kinh tế mà sâu xa là gây mất an toàn hệ thống. Vì vậy nếu việc đưa ra lãi suất huy động cao dựa trên cơ sở sự tính toán hiệu quả kinh tế và có lợi nhuận thì đây là cạnh tranh lành mạnh.

Hoặc bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, các ngân hàng dưới sức ép của cạnh tranh và vì chạy theo lợi nhuận mà có thể bỏ qua các quy định an toàn của Ngân hàng Nhà nước. Đây là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bởi lẽ nó gây thiệt thòi cho các ngân hàng mà tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng nhà nước. Cuộc đua lãi suất này rất dễ gây ra mất ổn định cho hoạt đồn toàn hệ thống ngân hàng.

Từ các vấn đề thực tiễn đã cho thấy việc quy định chi tiết các hành vi cụ thể về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là rất cần thiết. Và dự thảo Nghị định này quy định cụ thể các hành vi vi phạm, hình thức, mức phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm đối với tổ chức, cá nhân.

Dự kiến mức xử phạt

Theo đó, mức xử phạt thấp nhất 5 triệu đồng được áp dụng đối với các hành vì chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, các hành vi ép buộc trong kinh doanh được quy định trong Luật Cạnh tranh. Hành vi ép buộc trong kinh doanh của hoạt động ngân hàng như: đặt ra chỉ tiêu huy động tiền gửi cho các phòng, ban, nhân viên không có chức năng, nhiệm vụ huy động tiền gửi như tiêu chuẩn để trả lương, thưởng hoặc các hình thức khác; ép buộc khách hàng gửi lại một phần tiền vay khi khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào;...

Mức phạt cao nhất 100 triệu đồng dự kiến áp dụng đối với các hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về các chiến lược trong tương lai với các đối tác nước ngoài như: đối tác nước ngoài mua cổ phần, ký kết hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ… khiến cho khách hàng lầm tưởng vào khả năng tài chính, khả năng kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác; cung ứng dịch vụ ngoại hối không có xác nhận đăng ký hoặc không có xác nhận đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền xử phạt

Về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, NHNN cho biết, hiện nay, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng đồng thời chịu sự quản lý của Ngân hàng nhà nước và Bộ Công Thương. Do vậy, NHNN dự thảo Nghị định theo hướng quy định rõ thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giám sát NHNN và thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh.

Cụ thể, Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng; Chánh Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền phạt đến 30 triệu đồng.

Đặc biệt, Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng NHNN và Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) có thẩm quyền phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm.

Theo đánh giá của NHNN, về cơ bản, tác động của việc ban hành Nghị định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là tích cực đối với nền kinh tế. Đây là văn bản pháp lý cần thiết đối với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nói riêng và ngân hàng nhà nước nói chung.

Nghị định nếu được ban hành sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để Ngân hàng Nhà nước có cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hệ thống các tổ chức tín dụng trong tình hình thị trường tài chính - ngân hàng đang có những bước tiến nhanh và đa dạng như hiện nay.

 

                                                                        Theo Chinhphu.vn

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) triển khai cấy lúa trà sớm.

Xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này với mức tiền phạt thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 100 triệu đồng.

Chính phủ trình các phương án miễn, giảm thuế

Chính phủ vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) tờ trình về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011.

Ngân hàng Nhà nước không nhắc đến lãi suất huy động

Cũng như bản tin lần trước, trong bản tin về tình hình hoạt động ngân hàng trong tuần từ 25.6 đến 1.7 , Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không đề cập hay đưa ra nhận định nào về tình hình lãi suất huy động VND và USD của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng.

PNB, VIB được bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các văn bản số 5327 và 5328/NHNN-TTGSNH về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (PNB) và Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB).

Lương Sơn trồng mới 250 ha rừng

(HBĐT) - Theo kế hoạch, năm 2011, huyện Lương Sơn phấn đấu trồng 750 ha rừng, trong đó, rừng phòng hộ, nguyên liệu 200 ha, Dự án KFW7 150 ha và dân tự trồng 400 ha.

Kim Bôi - khôi phục nghề nuôi dế mèn

(HBĐT) - Khoảng hai năm về trước, người dân Kim Bôi đã bắt đầu nuôi thử nghiệm và nhân giống dế mèn ra toàn huyện. Thời gian đó đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi dế mèn ở thôn Gò Chè, xã Hợp Kim, xã Bắc Sơn và nuôi rải rác một số hộ ở các xã Hợp Đồng, Tú Sơn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục