Ngày 12/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tổ chức hội thảo “Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về tình hình thuê đất và các vấn đề liên quan đến thuế.”
Đây là hội nghị đối thoại nóng giữa các cơ quan chức năng với các doanh nghiệp kinh doanh về những vấn đề liên quan đến tình hình thuê đất và thuế đất của doanh nghiệp.
Năm 2011, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn như lãi suất ngân hàng tăng cao, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng do lạm phát, dẫn tới giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Thêm vào đó, giá tính tiền thuê đất năm 2011 tăng từ 1,5 đến 5 lần so với năm 2006 và tỷ lệ phần trăm để xác định đơn giá thuê đất cũng được điều chỉnh từ 0,5% lên 1,5%, gấp 3 lần.
Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm, chi phí thuê đất tăng từ 4,5 đến 15 lần là không hợp lý, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho biết.
Rất nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đều bất ngờ với giá thuê đất áp dụng từ năm 2011 theo Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi một số nội dung liên quan tới việc thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, cũng như yêu cầu giá tính tiền thuê đất được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường. Đây là điều rất khó thực thi, bởi chính các doanh nghiệp cũng đang cùng vật lộn với những khó khăn chung của nền kinh tế.
Điển hình, Công ty Tiên Sơn (Bắc Ninh) làm hàng thủ công mỹ nghệ và may mặc với gần 4.000 lao động và 6 nhà máy. Giá thuê đất năm ngoái là 128.500 đồng/m2; giá năm nay tăng 7,68% lần, nhà máy thứ 2 tăng gần 30%. Lãnh đạo công ty cho biết nếu giá đất tăng thế này thì "nóng" quá, đặc biệt vô lý khi lấy giá đất ở áp cho giá đất doanh nghiệp thuê sản xuất kinh doanh.
Tiếp nhận những ý kiến đề xuất từ các doanh nghiệp, lãnh đạo Tổng cục Thuế, Vụ Kinh tế và Phát triển quỹ đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có những đối thoại và trả lời các câu hỏi từ phía doanh nghiệp, hiệp hội các doanh nghiệp.
Nhận định về vấn đề trên, ông Hoàng Anh Tuấn, Bộ Tài chính cũng cho rằng, thời điểm triển khai Nghị định 121/2010/NĐ - CP ngày 30/12/2010 sửa đổi bổ sung một số điểm của Nghị định 142/2005/NĐ về thu tiền thuế đất đang gây bất lợi, trong khi doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do lạm phát. Do vậy, thời gian qua nhiều nội dung của Nghị định 121 chưa được thực hiện đúng và đầy đủ. Theo ông Tuấn, cần tính lại tỷ lệ sao cho phù hợp với tất cả các đối tượng, nhiều loại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề xuất, các cơ quan quản lý, các đơn vị chức năng cần nghiên cứu, xem xét và tìm hướng giải quyết triệt để nhằm tháo gỡ các vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp, trên tinh thần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai và thực hiện nghĩa vụ thuế./.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Đã bước sang vụ mới, nông dân các xã, thị trấn của huyện Kỳ Sơn đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tập trung làm đất và triển khai cấy lúa hè- thu. Không khí lao động hăng say, sôi động trên khắp các cánh đồng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này với mức tiền phạt thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 100 triệu đồng.
Chính phủ vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) tờ trình về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011.
Cũng như bản tin lần trước, trong bản tin về tình hình hoạt động ngân hàng trong tuần từ 25.6 đến 1.7 , Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không đề cập hay đưa ra nhận định nào về tình hình lãi suất huy động VND và USD của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các văn bản số 5327 và 5328/NHNN-TTGSNH về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (PNB) và Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB).
(HBĐT) - Theo kế hoạch, năm 2011, huyện Lương Sơn phấn đấu trồng 750 ha rừng, trong đó, rừng phòng hộ, nguyên liệu 200 ha, Dự án KFW7 150 ha và dân tự trồng 400 ha.