Cần có đột phá về lương để có thể phát triển hài hoà lợi ích của cá người lao động và doanh nghiệp. Ảnh: H.A.C
Bộ LĐTBXH đã đề xuất tăng lương tối thiểu. Tuy nhiên, ngay sau khi đề xuất được đưa ra, Tổng LĐLĐVN cùng các tổ chức xã hội, các chuyên gia đã phản biện cho rằng: Mức lương tối thiểu điều chỉnh tăng vẫn quá thấp.
Vì thế, đây chính là thời điểm cần đột phá với mục tiêu: Lương tối thiểu phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho NLĐ. Sự đột phá này không chỉ giải quyết dứt điểm mâu thuẫn giữa DN và NLĐ xoay quanh chế độ tiền lương, mà còn tạo động lực để phát triển lực lượng sản xuất một cách bền vững cho công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Lương tăng nhưng vẫn quá thấp
Những ngày đầu tháng 7.2011, góp ý về vấn đề điều chỉnh lương tối thiểu đã làm nóng các diễn đàn. Tại cuộc hội thảo góp ý cho đề xuất tăng lương tối thiểu được Bộ LĐTBXH tổ chức ngày 6.7, ông Bùi Hồng Mai - Phó trưởng ban quản lý KCN Bắc Ninh - cho biết: 6 tháng đầu năm, tại Bắc Ninh xảy ra 14 cuộc đình công. Nguyên nhân chính là NLĐ đòi tăng lương. Ông Mai cho rằng, nếu lương tối thiểu không được điểu chỉnh sớm, trên cơ sở đáp ứng đúng - đủ nhu cầu tối thiểu của NLĐ, thì đời sống công nhân vẫn khó được đảm bảo và rất có thể sẽ còn tiếp tục phát sinh những cuộc đình công. “Tăng lương tối thiểu sớm còn ngăn ngừa được thực trạng tranh chấp lao động cùng địa bàn” - ông Mai nhấn mạnh.
Hỗ trợ ăn ca tối thiểu 15.000đ/suất. Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt, nhất là giá lương thực, thực phẩm tăng cao không thể đủ đảm bảo duy trì sức khỏe và tái tạo sức lao động cho NLĐ, Bộ LĐTBXH đề xuất quy định mức hỗ trợ suất ăn giữa ca cho công nhân tối thiểu phải là 15.000 đồng/suất. |
Đại diện tỉnh Long An và nhiều tỉnh khu vực Đông Nam Bộ phân tích: Tình trạng DN thiếu công nhân hiện nay cho thấy NLĐ không có tinh thần gắn bó với DN. Họ sẵn sàng “nhảy việc” đến những nơi có mức lương cao hơn. Khi đó DN thiệt hại vì mất công đào tạo, đồng thời đình trệ sản xuất và lại phải tuyển lao động mới. Nhưng mặt khác, NLĐ cũng khó có thể “chuyên nghiệp hóa” hoặc nâng cao tay nghề vì nay nơi này, mai “nhảy việc” nơi khác. Nếu DN làm tốt hơn chế độ tiền lương thì quan hệ giữa NLĐ với DN sẽ bền vững hơn. NLĐ sẽ gắn bó và có tinh thần cống hiến hơn cho DN. Các ý kiến cho rằng đã đến lúc việc điều chỉnh tăng lương phải có sự đột phá. Sự đột phá này không chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của NLĐ, giải quyết cơ bản mâu thuẫn trong chế độ tiền lương, mà còn tạo động lực để phát triển lực lượng sản xuất một cách bền vững.
Từ những phân tích và ý kiến này, hiện nay Tổng LĐLĐVN đề xuất mức lương tối thiểu như sau: KV1 là 2,2 triệu đồng/tháng (mức đề xuất của Bộ LĐTBXH là 1,9 triệu đồng), KV2 là 2 triệu đồng/tháng (mức đề xuất của Bộ LĐTBXH là 1,73 triệu đồng), KV3 là 1,8 triệu đồng/tháng (mức đề xuất của Bộ LĐTBXH là 1,55 triệu đồng), KV4 là 1,6 triệu đồng/tháng (mức đề xuất của Bộ LĐTBXH là 1,4 triệu đồng). Tại các cuộc hội thảo góp ý, đại diện các cơ quan quản lý, địa phương và chuyên gia đều đồng thuận với đề xuất của Tổng LĐLĐVN. Đây là mức chấp nhận được, vì cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh nền KT-XH hiện nay, đồng thời cũng trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa DN và NLĐ.
Theo Báo Laodong
Ngày 13-7, phát biểu kết thúc phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn, giảm và giãn thuế theo đề nghị của Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói: “Nhìn chung các ý kiến đều đồng tình về chủ trương, theo đó sẽ trình Quốc hội xem xét việc này trong kỳ họp tới đây, vì thẩm quyền quyết định là của Quốc hội”.
Giá một số loại thuốc tiếp tục tăng trong thời gian gần đây khiến người bệnh chỉ biết “ngửa cổ kêu trời”.
Người tiêu dùng bình dân khó tiếp cận hàng bình ổn do giá cao hơn thị trường, hàng không hợp nhu cầu…Lâu nay, người tiêu dùng luôn kỳ vọng sẽ mua được hàng hóa bình dân với giá thấp tại các điểm bán hàng bình ổn giá. Thế nhưng khảo sát tại thị trường Hà Nội, nhiều mặt hàng trong danh mục hàng bình ổn còn cao hơn giá thị trường.
Bộ NN-PTNT không tìm ra lời giải cho vấn đề: Người nuôi heo giảm nhưng sản lượng thịt tăng, giá cả cũng tăng chóng mặt
(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 19 xã, 1 thị trấn, chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống, là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh. Vì vậy, khi triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/T.ư, Đảng bộ huyện đã xây dựng chương trình hành động thực hiện, trong đó, tập trung phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi gắn với thị trường; xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 7.500 lao động, đạt 45,5% kế hoạch năm. Trong đó, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đã xét duyệt cho vay 120 dự án với tổng số vốn 5,2 tỷ đồng (đạt 28% kế hoạch năm), giải quyết việc làm cho 305 lao động. Xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài được 351 lao động (đạt 171% so với cùng kỳ năm 2010).