Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị sử dụng đất, nông dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) trồng bí xanh đạt năng suất trên 40 tấn/ha.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị sử dụng đất, nông dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) trồng bí xanh đạt năng suất trên 40 tấn/ha.

(HBĐT) - Tích cực thực hiện chương trình xóa đói- giảm nghèo (XĐGN), huyện Lạc Thủy đã có những giải pháp phù hợp để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Hướng tới mục tiêu XĐGN bền vững, một trong những giải pháp đang được huyện chú trọng triển khai là hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

           

Đến nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế chung của huyện Lạc Thủy, trên 80% dân số trong huyện sống bằng các nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của phòng NN&PTNT, toàn huyện có diện tích đất nông nghiệp khoảng 5.281,63 ha, trong đó, đất trồng cây hàng năm khoảng 3.614,39 ha, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt trên 8.000 ha. Thực tế nhiều năm cho thấy, với trình độ, điều kiện canh tác hạn chế,  đa số người nông dân chưa khai thác tốt tiềm năng về đất đai, do đó, giá trị sử dụng đất cũng như giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện thấp hơn nhiều so với mức mong đợi. Thu nhập thấp và bấp bênh của đại đa số người nông dân gia tăng áp lực và chi phối mức độ bền vững của công tác XĐGN của huyện. Chính vì thế, giải pháp trọng tâm được huyện đẩy mạnh là hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

           

Cùng với các địa bàn khác trong huyện, thị trấn Thanh Hà đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chương trình hỗ trợ sản xuất như: trợ giá giống cho nông dân, cung ứng phân trả chậm, tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT, thử nghiệm mô hình nông nghiệp mới… Ông Trần Bá Dũng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn cho biết, sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng không chỉ tháo gỡ khó khăn cho người nông dân mà còn mở ra cho họ những cơ hội mới. Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ sản xuất đều tiếp cận người dân theo hướng giúp họ có đủ ý thức, năng lực để tự vươn lên thoát nghèo, kết hợp với cơ chế tiếp sức thoả đáng thông qua hoạt động hỗ trợ như đầu tư cơ sở hạ tầng, trợ giá trợ cước, cứu trợ mùa giáp hạt, tín chấp vay vốn phát triển sản xuất, khuyến nông – lâm – ngư…

 

Theo Ban chỉ đạo XĐGN huyện, xác định người dân là chủ thể của công tác XĐGN nên để đạt hiệu quả cao và bền vững, huyện tập trung mạnh vào yếu tố con người với các hoạt động nâng cao năng lực như: đào tạo dạy nghề, tập huấn KHKT, tư vấn giới thiệu việc làm, xây dựng mô hình nông nghiệp… Mục tiêu quan trọng là nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho nông dân – nhất là các đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp.

 

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2011, huyện đã triển khai mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân và thúc đẩy sản xuất. UBND huyện đã trích ngân sách 412,93 triệu đồng để trợ giá giống lúa, ngô phục vụ sản xuất; cấp 269 triệu đồng để duy trì 4 chốt kiểm dịch động vật, hỗ trợ tiêm phòng, dập dịch trên đàn gia súc; 65 triệu đồng để duy trì hoạt động bẫy đèn và tổ chức các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh; 305 triệu đồng phục vụ chống hạn; 4.951 triệu đồng sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi; cấp kinh phí để các ngành chuyên môn tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các mô hình nông- lâm nghiệp…  Đặc biệt, triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, huyện đã cứu trợ giáp tết, đói giáp hạt 50 tấn gạo cho 5.000 khẩu với tổng trị giá trên 622 triệu đồng, hỗ trợ cho 1.794 hộ nghèo với tổng kinh phí 356,8 triệu đồng… Đó là những hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và củng cố hiệu quả chương trình XĐGN của huyện Lạc Thủy năm 2011.

 

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị sử dụng đất, nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) trồng bí xanh đạt năng suất trên 40 tấn/ha.

 

 

                                                                                        Phan Anh

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục