Vừa qua, Viện Kinh tế tài chính và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức hội thảo khoa học về diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm 2011. Theo dự báo từ Cục Quản lý giá thì VN khó kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 15% -17% vì việc kiềm chế lạm phát từ nay đến cuối năm chỉ ở con số 1,71% hoặc 3,71% là điều… không tưởng.

 

Sức ép tăng giá

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế tại hội thả, tình hình giá cả 6 tháng cuối năm sẽ còn tiếp tục tăng cao do có quá nhiều sức ép và từ rất nhiều phía. Các chuyên gia nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, cả nước đang đối mặt với những thách thức như thời tiết vào mùa mưa bão, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp. Đặc biệt mới đây, nền sản xuất trong nước có dấu hiệu rơi vào sự bị động do việc thương nhân Trung Quốc gom hàng ồ ạt, gây xáo trộn và thiếu nguồn cung hàng hóa và nguyên liệu trong nước. Yếu tố này đã bắt đầu tác động làm tăng giá nhóm hàng thực phẩm.

Cùng với nguyên nhân này, các chuyên gia còn cảnh báo hàng loạt những tác động khác như thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhóm dịch vụ đi lại, ăn uống sinh hoạt cũng biến động do giá xăng dầu vẫn giữ mức cao... Bên cạnh đó là chu kỳ tăng giá vào cuối năm sẽ góp phần tăng sức ép tăng giá tiêu dùng tại các thành phố lớn. Đặc biệt, việc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ kèm theo mức lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho DN trong việc vay vốn để duy trì sản xuất.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Phụng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết: “Yếu tố tâm lý cũng tác động không nhỏ đến đầu ra của thị trường”. Trong khi ông Nguyễn Lộc An (Bộ Công Thương) nhấn mạnh đến áp lực từ việc nhập siêu, trong đó có nguyên nhân giá các mặt hàng NK tăng mạnh... Tất cả những tác động bất lợi này đã không chỉ đẩy lạm phát tăng cao đến mức 13,29% trong 6 tháng đầu năm, mà còn tiếp tục tạo áp lực trong những tháng cuối năm. Dự báo của các chuyên gia là việc giữ lạm phát ở con số 15% - 17% là quá khó.

Quyết liệt với thao túng giá


Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi, tranh luận về phương thức “bốc thuốc” giải bài toán ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua việc bình ổn giá. Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết: Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến thị trường giá cả không thể bình ổn. Thứ nhất, lỗi nghiêm trọng là ở hệ thống phân phối bị ách tắc. Điều này đã khiến thị trường xuất hiện tình trạng thao túng, đầu cơ, kênh phân phối bị chia cắt... Yếu tố tạo nên nguyên nhân này là do hạ tầng giao thông kém và không có đầu mối thu mua, giao dịch không công khai tạo kẽ hở cho thương lái ép giá.

Nguyên nhân thứ hai là các biện pháp bình ổn giải quyết theo kiểu hành chính, chỉ áp dụng cho tầng lớp khá giả, chủ yếu là ở siêu thị. “Quỹ bình ổn được lập ra nhưng lại phi thị trường” - ông Phú nhấn mạnh. Và nguyên nhân thứ ba là do tình trạng ép giá ngay từ nơi sản xuất. Theo ông Phú thì khâu kiểm soát và giám sát thị trường có quá nhiều hạn chế khiến nạn buôn lậu và gian lận thương mại còn tồn tại và gây ra những hệ lụy. Ông Phú đề xuất: “Muốn bình ổn giá thì nên làm theo hai cách: Một là phát trực tiếp tiền cho người dân như ngành điện đã làm; hai là các siêu thị tự cạnh tranh với nhau, ở đâu bán giá thấp thì người dân đến mua”.

Tuy nhiên thực tế đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế. Để kiềm chế lạm phát và bình ổn giá thị trường, các chuyên gia cho rằng các vấn đề cần giải quyết đồng bộ và triệt để. Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng: Muốn đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 15% - 17% thì phải tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm ổn định cung - cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; thực hiện các biện pháp bình ổn giá; giám sát và hạn chế tình trạng đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý, buôn lậu qua biên giới.

Kiên trì và nhất quán điều hành giá điện, xăng dầu, than theo cơ chế thị trường và bảo đảm an sinh xã hội. Thế nhưng, việc có thể thực hiện được những công việc này hay không lại đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống với quyết tâm cao nhất. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nói thì dễ, nhưng để thực hiện được lại là cả vấn đề. Và đây mới thực sự là mục tiêu khó khăn.   

                                                                                 Theo LaoDong

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lợn lòi mẹ đem lại hiểu quả kinh tế cao cho gia đình ông Bốn.

Thêm 4.100 người lao động được giải quyết việc làm

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2011, có 4.100 lao động của huyện Lạc Thủy được giải quyết việc làm (trong đó có 2.100 lao động nữ).

Ngành chức năng làm việc với Công sứ và nhà đầu tư Hàn Quốc

(HBĐT) - Ngày 26/7, lãnh đạo và chuyên viên các Sở: KH&ĐT, NN&PTNT đã làm việc với ngài Oh Nak Young, Công sứ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và đại diện Công ty Sam Won Industrial đến nghiên cứu triển khai đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn.

Giá vàng quay đầu giảm

Các thương hiệu vàng miếng sáng nay niêm yết thấp hơn hôm qua trên dưới 100.000 đồng so với mốc kỷ lục trên 39,9 triệu đồng một lượng. Giao dịch trên thị trường tiếp tục trầm lắng.

Chứng khoán thế giới đồng loạt mất điểm

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 25.7 (rạng sáng nay 26.7, giờ VN), các chỉ số chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm.

Iran, Iraq và Syria thỏa thuận xây ống dẫn khí đốt

Ngày 25/7, Iran, Iraq và Syria đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về kế hoạch xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Iran sang Iraq và Syria trong 3-5 năm tới, và trong tương lai có thể đến cả Lebanon và châu Âu.

Coi chừng heo bệnh lên bàn ăn

Hàng loạt vụ vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc đã bị cơ quan chức năng TP.HCM liên tục bắt giữ thời gian qua. Trong đó, rất nhiều vụ thịt heo đã bốc mùi hoặc heo bệnh vẫn được đưa đi tiêu thụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục