Theo ông Tôn Thạnh Nghĩa - tổng giám đốc Công ty sản xuất nút áo Tôn Văn (Bình Dương), từ đầu năm đến nay xuất khẩu nút áo làm bằng vỏ ốc, vỏ sò sang Nhật tăng mạnh. Trong ảnh: sản xuất nút áo tại nhà máy của Công ty Tôn Văn.

Theo ông Tôn Thạnh Nghĩa - tổng giám đốc Công ty sản xuất nút áo Tôn Văn (Bình Dương), từ đầu năm đến nay xuất khẩu nút áo làm bằng vỏ ốc, vỏ sò sang Nhật tăng mạnh. Trong ảnh: sản xuất nút áo tại nhà máy của Công ty Tôn Văn.

Có nhiều tín hiệu cho thấy quan hệ làm ăn giữa Việt Nam với Nhật Bản đang trở nên sôi động. Từ sau thảm họa động đất ở đất nước mặt trời mọc, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh lượng hàng xuất khẩu vào đây.

 

Cơ hội đưa hàng sang thị trường Nhật Bản đang mở rộng khi nhu cầu hàng hóa của người dân nước này tăng cao cộng với hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần.

Tăng gấp 3-4 lần

Anh Nguyễn Minh Việt - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Greensun- Asoft, một công ty chuyên gia công phần mềm ở TP.HCM - hồ hởi: “Từ tháng 6 đến nay công ty phải làm hết công suất vì đơn hàng từ Nhật về quá nhiều. Điều này trái với thông lệ hằng năm bởi năm tài chính của đa số công ty Nhật bắt đầu từ tháng 4 nên qua tháng 6, tháng 7 công việc vẫn còn thủng thẳng”. Theo anh Việt, hoạt động gia công phần mềm cho Nhật trong các lĩnh vực sản xuất, tài chính, ngân hàng... giảm sút nhưng gia công phần mềm các loại trò chơi, đọc sách dùng trên máy tính bảng iPad hay điện thoại thông minh iPhone và thương mại điện tử lại tăng mạnh. Anh Việt dự kiến tăng trưởng năm nay sẽ gấp 3-4 lần năm ngoái, thời điểm thị trường đi xuống nghiêm trọng.

Tương tự, bà Lê Thị Thanh Lâm, phó tổng giám đốc Sài Gòn Food, cho biết 70% hàng xuất khẩu của công ty là sang thị trường Nhật Bản với khoảng 350 tấn hải sản thành phẩm, kim ngạch xuất khẩu 1 triệu USD. Từ tháng 4 đến nay, tình hình xuất khẩu sang thị trường này tăng nhẹ do nhu cầu nhập khẩu thực phẩm sau sự cố động đất, sóng thần cao hơn. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng hàng xuất khẩu tăng 10%. Đáng lưu ý, vòng xoay giao hàng rút ngắn lại còn dưới một tháng.

Không chỉ mặt hàng thủy hải sản, các mặt hàng xuất khẩu chính của VN sang Nhật Bản còn có hàng dệt may; gỗ và các sản phẩm gỗ; dây cáp điện; máy móc, thiết bị, sản phẩm điện tử và linh kiện; gạo; dầu thô... Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đã tăng trưởng 20% nhờ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản đem lại và sau đó là hiệp định VJEPA (Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật). Những năm gần đây, xuất khẩu dệt may của VN vào Nhật tăng bình quân 12%. Thị trường Nhật có mức tiêu thụ quần áo hằng năm tới 3,7 tỉ USD, trong đó chỉ có 5% được sản xuất tại Nhật, còn lại được nhập khẩu từ Trung Quốc, EU, Mỹ...

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), ngoài việc giảm thuế thì một số ngành như quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tư vấn quản lý và kiểm định kỹ thuật phía Nhật Bản cũng không hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ của VN. Tuy nhiên, đầu tư lĩnh vực này của VN còn khá hạn chế.

Cốt lõi là chất lượng

Trưa 24-7 những hành khách chuẩn bị rời sân bay Narita (Nhật Bản) về TP.HCM một phen ngạc nhiên khi có hai người đàn ông trong bộ đồng phục tương tự nhân viên thú y ở VN tiến lại cúi chào rồi hai tay trao tặng mỗi người một bao nilông đựng khăn giấy. Sau phút ngỡ ngàng, nhiều người mở ra xem mới phát hiện bên trong là tờ rơi thông báo những loại trái cây không được phép nhập vào Nhật Bản. Tờ rơi này ghi những hướng dẫn chủ yếu bằng tiếng Nhật do Bộ Nông nghiệp, rừng và hải sản Nhật phát hành. Một du khách Nhật giải thích tờ rơi này nhắc nhở người Nhật sau khi xuất ngoại trở về không được mua theo những loại trái cây như thanh long, chuối, táo, đu đủ, măng cụt... vì bị cấm nhập khẩu vào nước này.

Biện pháp đề phòng từ xa này của Nhật cho thấy thị trường của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này không hề dễ đối với hàng nhập khẩu.

Không giống thị trường châu Âu chỉ tập trung vào sản phẩm cuối cùng, các doanh nghiệp nhập khẩu Nhật rất coi trọng quá trình sản xuất, họ giám sát xuyên suốt quá trình, phải thấy được hàng hóa, sản phẩm được làm ra như thế nào. Theo bà Lâm, nếu doanh nghiệp tự chủ nguồn nguyên phụ liệu, chủ động giới thiệu mẫu mã cho đối tác Nhật cũng là cách để chiếm thêm thị phần. Nhưng nguyên tắc cốt lõi vẫn là phải xây dựng được sự tin cậy lẫn nhau.

Ông Cao Tiến Vị, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Giấy Sài Gòn, chia sẻ kinh nghiệm: chỉ cần một sản phẩm trong lô hàng bị lỗi về nhãn mác như mép keo bong ra thì toàn bộ lô hàng đó sẽ bị trả lại. Làm ăn với Nhật giá cả có thể đàm phán chứ không bao giờ đàm phán chất lượng. Bài học mà các doanh nghiệp VN phải học thuộc, theo các chuyên gia ngoại thương, là chất lượng kém không chỉ bị trả hàng, mà sau đó là một hàng rào quản lý chất lượng khắt khe được dựng lên. Người Nhật chấp nhận mua giá cao nhưng họ muốn giá phải được duy trì ở một mức ổn định trong một khoảng thời gian.

Mặc dù số liệu hàng hóa VN xuất khẩu vào Nhật tăng qua các năm, nhưng qua khảo sát cho thấy sự xuất hiện của hàng hóa VN trên quầy kệ trong các siêu thị ở Tokyo rất khiêm tốn. Một vài mặt hàng may mặc, mỹ phẩm có ghi “made in VN” nhưng mang thương hiệu Nhật. Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), một trong những điểm yếu hiện nay là các doanh nghiệp VN vẫn chưa hiểu thấu đáo về thị trường Nhật Bản. Sắp tới, ITPC sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại và hỗ trợ các ngành hàng thực phẩm chế biến và thủ công mỹ nghệ, quà tặng.

Xuất khẩu tôm sang Nhật giảm

Sau khi tăng trưởng khá trong quý 1-2011, xuất khẩu tôm VN sang Nhật Bản bắt đầu giảm sút. Tháng 4-2011 xuất khẩu tôm sang thị trường này giảm 17,7% về khối lượng và 14,7% về giá trị. Sang tháng 5, tiếp tục giảm mạnh về khối lượng (31,8%), giá trị chỉ giảm 3,4%. Tháng 6 là tháng thứ ba giảm liên tiếp cả về khối lượng (19,1%) lẫn giá trị (12,2%).

Năm năm qua, từ 2006-2010, VN luôn đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho thị trường Nhật Bản và đây cũng là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của VN. Tuy nhiên, các số liệu về nhập khẩu tôm vào Nhật Bản bốn tháng đầu năm nay cho thấy Thái Lan đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 11.700 tấn, trong khi VN tụt hạng xuống vị trí thứ ba với 8.752 tấn, sau cả Indonesia 10.580 tấn.

(Nguồn: Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN - VASEP)

 

                                                                                  Theo TuoiTre

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bà con nông dân xã Tân Lập (Lạc Sơn) chủ động gieo cấy lúa vụ mùa đúng khung thời vụ.

“Sóng thần” ở Hy Lạp

Chưa kịp nghỉ sau chặng đường dài vất vả tìm kiếm gói cứu trợ thứ hai, cơn sốt nợ Hy Lạp lại thêm một lần nữa gây nhức nhối châu Âu.

Lúa “cháy”, nếu thủy điện không “nhả” nước

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, đến nay diện tích lúa hè thu bị khô hạn nặng và thiếu nước tưới trên địa bàn tỉnh này gần 190ha, tập trung tại các huyện Tuy An, Tây Hòa và TP Tuy Hòa.

Cá nục, cá cơm xuất hiện dày đặc

Ông Đặng Văn Tín, Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, hơn một tuần qua ngư trường Ninh Thuận xuất hiện rất nhiều cá nục, cá cơm. Hàng trăm ngư dân các huyện Ninh Phước, Ninh Hải... đang hối hả ra khơi.

Mô hình nuôi lợn đặc biệt ở xã Thượng Tiến

(HBĐT) - Cả xã Thượng Tiến (Kim Bôi) chỉ có 5 xóm, đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mức sống vẫn còn thấp. Tuy nhiên, không chịu khuất phục những khó khăn, có những con người vẫn luôn tìm tòi ra những hướng làm kinh tế mới, từng bước đẩy lùi nghèo khó ra khỏi đời sống. Tiêu biểu là gia đinh ông Đinh Công Bốn ở xóm Lươn.

Thêm 4.100 người lao động được giải quyết việc làm

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2011, có 4.100 lao động của huyện Lạc Thủy được giải quyết việc làm (trong đó có 2.100 lao động nữ).

Ngành chức năng làm việc với Công sứ và nhà đầu tư Hàn Quốc

(HBĐT) - Ngày 26/7, lãnh đạo và chuyên viên các Sở: KH&ĐT, NN&PTNT đã làm việc với ngài Oh Nak Young, Công sứ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và đại diện Công ty Sam Won Industrial đến nghiên cứu triển khai đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục