Thị trường vàng "nổi sóng" - điểm tối trong điều hành của NHNN khi lơi lỏng kiểm soát.
Vừa kiềm chế được lạm phát, vừa giữ được tăng trưởng ở mức hợp lý vẫn là bài toán và thách thức không nhỏ đối với người đứng đầu Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong nhiệm kỳ 2011-2016.
Trong nhiệm kỳ 2006-2011, ngành tài chính đã phần nào hiện đại hóa thủ tục hải quan, thuế để giảm bớt thời gian làm thủ tục, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) thông qua chương trình hải quan điện tử, lần đầu tiên có chính sách DN ưu tiên, thông quan sớm… Đã xây dựng được thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt, xây dựng chương trình quản lý nợ nước ngoài trung hạn 2008-2010, đề án giám sát nợ quốc gia...
Riêng về lĩnh vực quản lý giá, ngành tài chính đã xây dựng được đề án lộ trình thực hiện giá thị trường đối với các loại hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước còn phải định giá, từng bước xóa bỏ độc quyền, trong đó có mặt hàng xăng dầu, điện…, xây dựng dự thảo Luật Giá. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh được Chủ tịch QH đánh giá: nghiêm túc thực hiện lời hứa tại kỳ họp QH vào tháng 11.2007.
Khó khăn nhất đối với ngành tài chính trong thời gian qua chính là việc lần đầu tiên thực hiện thả nổi giá các mặt hàng thiết yếu theo thị trường, Nhà nước chỉ điều tiết chung, khiến công tác quản lý giá gặp nhiều lúng túng. Biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn này là “vũ điệu” của giá xăng. Hai dấu ấn quan trọng là Tổ giám sát xăng dầu Liên bộ Tài chính - Công thương và Quỹ bình ổn giá xăng, dầu được thành lập để điều hành sao cho giá xăng dầu không “giật cục” mà phải theo lộ trình. Nhưng với quỹ bình ổn, do cơ chế hoạt động, trích và sử dụng quỹ chưa rõ ràng, minh bạch nên đã bị các DN lợi dụng, sử dụng sai mục đích, trong đó có Petrolimex sử dụng sai 1.200 tỉ đồng.
Quản lý giá đã bộc lộ nhiều kẽ hở, dù đã có quy định đăng ký kê khai và niêm yết giá.
Đối với các chương trình hành động sắp xếp lại tài sản, nhà đất công, từ năm 2007 Chính phủ đã có chỉ đạo và phải hoàn thành vào 2010. Nhưng đến nay, chương trình này vẫn còn dang dở và dự kiến sớm nhất chỉ có thể hoàn thành vào cuối 2011.
Ghìm cương lãi suất
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu khi nhậm chức phải đối mặt với hàng loạt vấn đề: tiếp quản hệ thống NH có quản trị thiếu chuyên nghiệp, thiếu hiện đại; dư nợ tín dụng tăng cao năm 2007, tăng trưởng 53% so với năm trước; các dòng tiền gửi của dân cư không chảy vào khu vực sản xuất mà chạy vào chứng khoán, bất động sản...
Với quan điểm siết chặt lại hệ thống một cách quy củ hơn, NHNN đã ban hành được Thông tư 13 với chuẩn mực an toàn cao, tiệm cận với tiêu chí thế giới. Đặc biệt, tính thanh khoản của các NH được bảo đảm. Ở sát cuối nhiệm kỳ, NHNN đã ổn định được tỷ giá. Biện pháp cấm giao dịch USD trên thị trường tự do, hạn chế mua bán vàng, siết lại quota nhập khẩu vàng, siết tín dụng bất động sản… Kết quả, như Thống đốc NHNN chia sẻ, cái được là đã mua tăng được dự trữ ngoại hối gần 5 tỉ USD.
Nhưng xét cho cùng, cả nhiệm kỳ, lượng dự trữ ngoại hối đã không tăng được như mong muốn, nhập siêu cao.
Một tồn tại khác, NHNN lại chưa giải quyết được bài toán lãi suất cao gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. NHNN phải sử dụng các công cụ hành chính thay cho công cụ thị trường, khiến lãi suất của hệ thống NH và hệ thống tài chính bị méo mó. Sự gian dối, thỏa thuận lãi suất vượt trần đã lan từ tỷ giá, sang lãi suất tiền đồng rồi tiếp tục lan sang lãi suất ngoại tệ.
Trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, sự đan xen giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, sự kết nối giữa tài chính - NH chưa được nhịp nhàng. Chính sách tiền tệ phải chạy theo tài khóa. Khi chi cho đầu tư công quá tay, tiền tệ lại phải nai lưng ra gánh, thắt chặt. Khi đầu tư công dàn trải, không hiệu quả, NH lại phải dẹp lạm phát sang một bên để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.
Các công cụ của chính sách tiền tệ thời gian này được sử dụng triệt để, trong khi đó chính sách tài khóa chi tiêu, đầu tư công… từ T.Ư đến địa phương chưa thực sự đồng hành cùng chính sách tiền tệ, dẫn đến “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay khoảng 17%, nhưng hiện đã 14,61%, trong khi đó dư nợ tín dụng mới tăng 7,2% sau 7 tháng.
Những điểm sáng, tối | |
Lĩnh vực ngân hàng | |
Điểm sáng |
Điểm tối |
- Giữ ổn định tỷ giá, siết lại hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do. - Tăng cường quản trị hệ thống NH chuyên nghiệp, hiện đại. - Nâng cao tính thanh khoản NH, siết tiêu chí an toàn, đảm bảo tránh rủi ro. |
- Sử dụng nhiều biện pháp hành chính thay cho công cụ thị trường gây méo mó lãi suất. - Chưa hoàn thành nâng vốn điều lệ các NH lên tối thiểu 3.000 tỉ đồng. |
Ngành tài chính | |
- Xóa bỏ phí, lệ phí thủy lợi; rà soát miễn giảm thuế, phí, lệ phí khác cho nông dân. - Thực hiện đăng ký kê khai, niêm yết giá đối với các DN, các mặt hàng thiết yếu: xăng, sữa, sắt thép, xi măng… - Hiện đại hóa thủ tục hải quan, thuế. |
- Cơ chế giá thị trường còn nhiều bất ổn, thiếu công khai, - Chưa hoàn thành sắp xếp, xử lý lại nhà đất công. - Nợ công còn cao: năm 2007 - 33,8% GDP; năm 2008 khoảng 36,2%; 2009 - 52,6% GDP; 2010 - 56,6% GDP; năm 2011 dự kiến 58,7% GDP. |
Kỳ vọng Mong sao giá đừng tăng nữa Lương công nhân của tôi chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, ông xã phụ hồ gần 2 triệu đồng. Giá thuê nhà tăng cao, nhưng không sợ bằng giá thịt, rau. Ngày trước 5 khẩu ăn mua 5 lạng thịt, thêm đậu, rau. Giờ với số tiền đó chỉ mua được 3 lạng, cả nhà ăn ít đi, muốn tăng thêm rau để cải thiện nhưng rau cũng đắt lắm. Tôi không hiểu lạm phát là gì, chỉ mong sao giá đừng tăng nữa. (Chị Vũ Thị Bảo - số 6 Trần Đăng Ninh, P.Dịch Vọng, Hà Nội) Giữ được giá trị đồng tiền Cầm vàng và USD nếu từ 2007 đến nay thì lãi lớn rồi, nhất là vàng. Trong khi giữ tiền đồng bị mất giá, gửi tiết kiệm thì lạm phát bào mòn. Hy vọng, nhiệm kỳ mới, NHNN làm sao giữ được ổn định giá trị đồng tiền, đồng thời tạo ra được sân chơi vàng lành mạnh hơn cho người dân. (Anh Ngô Thành Phương - nhân viên kinh doanh ở Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) Hạn chế sử dụng công cụ hành chính NHNN nên chuyển dần sang việc điều hành thông qua các công cụ thị trường, thay vì áp dụng nhiều biện pháp hành chính như trong nhiệm kỳ qua. Như vậy tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho thị trường, tránh tạo ra méo mó về lãi suất khu vực NH và hệ thống tài chính. (Ông Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) Khắc phục mặt trái của chính sách thắt chặt tiền tệ Rõ ràng hệ thống NH thời gian qua phát triển rất nhanh, hoạt động hiện đại, chuyên nghiệp. Nhiều dịch vụ tài chính mới được phát triển, đặc biệt thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử… đáp ứng được nhu cầu của người dân, DN. Nhiệm kỳ tới, hoạt động NH sẽ phức tạp hơn, lạm phát vẫn còn cao, trách nhiệm của thống đốc mới rất nặng nề, đòi hỏi phải giải quyết nhanh nhạy, quyết liệt và hiệu quả cao hơn. Nhiệm vụ quan trọng nhất nhiệm kỳ tới là tập trung vào kiềm chế lạm phát, đồng thời khắc phục mặt trái của thắt chặt tiền tệ làm nảy sinh vấn đề lãi suất, tỷ giá... Chính sách tài khóa và tiền tệ phải có sự kết hợp và đồng bộ hơn, nhịp nhàng hơn, để đồng hành cùng nhau kiểm soát lạm phát. (Ông Cao Sĩ Kiêm - ĐBQH khóa XIII, nguyên Thống đốc NHNN) Anh Vũ (ghi) |
Theo ThanhNien
(HBĐT) - Ngày 26/7, BCĐ thu hút đầu tư huyện Lạc Thủy đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thu hút đầu tư 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011.
(HBĐT) - Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, đồng thời nhằm thực Nghị quyết 11 của Chính phủ, vừa qua, Sở Công thương đã trình UBND tỉnh đề nghị cấp ứng vốn ngân sách cho doanh nghiệp vay nhằm bình ổn thị trường.
Có nhiều tín hiệu cho thấy quan hệ làm ăn giữa Việt Nam với Nhật Bản đang trở nên sôi động. Từ sau thảm họa động đất ở đất nước mặt trời mọc, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh lượng hàng xuất khẩu vào đây.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 7, ước giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản đạt 2 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng qua lên 13,9 tỷ USD, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2010.
Ngày 25/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015.
(HBĐT) - Những ngày trung tuần tháng 7, bà con nông dân xã Tân Lập, vùng đất của vựa lúa Mường Vang đang hối hả vào mùa. Trên đồng ruộng, gần 200 máy cày bừa đang hoạt động hết công suất để đảm bảo gieo cấy đúng khung thời vụ.