Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là quyền lợi chính đáng của NLĐ, nhưng nhiều chủ sử dụng lao động chưa quan tâm xứng đáng (ảnh minh hoạ). Ảnh: kỳ anh - giang huy
Tình trạng doanh nghiệp (DN) nợ đọng, thậm chí là cố tình trây ỳ nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động (NLĐ) đang là vấn đề báo động đỏ. Việc DN chiếm dụng tiền BHXH không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của NLĐ, mà còn đẩy NLĐ vào rủi ro không được hưởng những quyền lợi từ bảo hiểm.Thế nhưng, trong khi NLĐ luôn ở thế yếu, khó có thể đấu tranh với vi phạm này, thì những cơ quan quản lý hoặc quá nhẹ tay, hoặc thờ ơ, bất lực.
Những năm gần đây, ngành BHXH VN đã đẩy mạnh kiểm tra việc trích nộp BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ và an sinh xã hội. Tuy nhiên, dù các cơ quan quản lý có nỗ lực đến mấy, thậm chí nhiều DN đã bị khởi kiện ra toà, song tình trạng trây ỳ, nợ đọng tiền BHXH vẫn là quá nhiều. Con số này đã ở mức báo động với gần 2.000 tỉ đồng nợ đọng BHXH mỗi năm.
Có lợi thì trây ỳ
Theo ông Trương Trọng Thắng - Phó GĐ BHXH TP.Hà Nội - thì năm 2010 Hà Nội đang quản lý 28.000 DN, trong đó số tiền nợ BHXH hiện nay đã lên đến gần 700 tỉ đồng tại 1.200 DNNN, 14 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 18 DN ngoài quốc doanh. Năm 2011, kế hoạch BHXH Hà Nội phải thu 10.338.683 triệu đồng. Thế nhưng chỉ 6 tháng đầu năm 2011, số tiền dư nợ BHXH của các DN trên địa bàn Hà Nội đã lên tới con số 788 tỉ đồng.
Theo báo cáo của Ban Thu BHXH Việt Nam, tính đến hết năm 2010, số người tham gia BHXH lên tới 9,47 triệu người. Tuy nhiên tính trung bình mỗi năm, số tiền nợ đọng BHXH lên tới gần 2.000 tỉ đồng.
Theo ông Thắng thì nguyên nhân chính của tình trạng nợ đọng BHXH là ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của các chủ DN - người đang trực tiếp sử dụng lao động không nghiêm. Thậm chí các DN này còn cố tình phớt lờ những quy định pháp luật cũng như quyền lợi của NLĐ. Một số đơn vị làm ăn không hiệu quả, thua lỗ không có tiền trả lương và đóng BHXH cho NLĐ.
Trên thực tế, chủ sử dụng lao động phớt lờ các quy định, cố tình trây ỳ nợ đọng tiền BHXH còn có... nguyên nhân khác. Đại diện Tổng LĐLĐVN cho rằng, có một nguyên nhân cực kỳ quan trọng là các cơ quan quản lý, giám sát đã không thực hiện nghiêm túc các quy định. Cụ thể là với quy định hiện hành, cơ quan quản lý hoàn toàn có quyền xử phạt các DN, công bố công khai các đơn vị nợ trây ỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thậm chí là các cơ quan quản lý còn có thể phối hợp với các cấp ngành, với NLĐ để khởi kiện các DN và chủ sử dụng lao động ra tòa.
Một cuộc đình công đòi quyền lợi chính đáng của NLĐ trong đó có yêu cầu đơn vị phải đóng BHXH. Ảnh: Đ.T |
Ngoài ra, theo phân tích của các chuyên gia thì xét ở góc độ kinh tế, điều này đã tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh và cả sự bất bình đẳng giữa các DN. Cụ thể với một DN trây ỳ, nợ đọng tiền BHXH; khi đó đồng nghĩa với việc DN này đã chiếm dụng một khoản tiền có ý nghĩa đầu tư lâu dài cho con người và cho xã hội. Qua đó họ tạo được lợi thế cạnh tranh về vốn hơn các DN khác đã thực hiện đóng tiền BHXH. Số tiền chiếm dụng càng nhiều, sự bất bình đẳng càng lớn.
Trách nhiệm của những hệ lụy này đầu tiên thuộc về các DN. Nhưng khi các DN chối bỏ trách nhiệm thì “quả bóng” này sẽ được đá sang chân của các cơ quan quản lý.
Đầu tiên có thể nói là trách nhiệm giám sát việc sử dụng lao động. Khi số tiền nợ đọng lên quá cao, các cơ quan này mới bắt đầu kiểm tra, xử phạt. Tuy nhiên, số tiền xử phạt luôn thấp hơn số tiền mà các DN chiếm dụng hoặc trục lợi được từ việc nợ tiền BHXH. Cụ thể là theo quy định hiện hành, mức xử phạt tối đa là 30 triệu đồng. Đây được cho là mức cào bằng và không đủ sức răn đe.
Theo Báo Laodong
"EVN hiện nợ 10 nghìn tỷ đồng tiền điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, riêng sáu tháng đầu năm tập đoàn này chịu lỗ hơn 3.000 tỷ đồng do giá điện hiện tại chưa đủ để EVN hoạt động có lãi."
Trong bối cảnh lạm phát tăng, nhiều ngành gặp khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu thì ngành nông nghiệp lại có bước tiến khá vững chắc cả trong sản xuất lẫn xuất khẩu, khi kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản 7 tháng qua tăng 33,4% so cùng kỳ năm 2010, xuất siêu gần 5 tỷ USD. Một con số đầy ấn tượng.
Sau cuộc khủng hoảng ngành công nghiệp đóng tàu ở huyện Xuân Trường (Nam Định), đến nay đã gần 3 năm, hàng loạt vấn đề tồn tại đi kèm với nó vẫn chưa được giải quyết dứt điểm…
(HBĐT) - Đến cuối tháng 7, huyện Yên Thuỷ đã gieo cấy xong toàn bộ diện tích lúa vụ mùa; các loại cây màu như: ngô, lạc, đậu tương… cũng đã cơ bản gieo trồng hoàn thành kế hoạch. Nỗ lực khắc phục một số khó khăn như: thời tiết, sâu bệnh, Yên Thuỷ đang tập trung chăm sóc cây trồng vụ hè - thu với mục tiêu phấn đấu đạt và vượt kế hoạch về năng suất, sản lượng.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh (Sở Công thương) đã triển khai 5 đề án khuyến công quốc gia đợt 1 với tổng kinh phí 535 triệu đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và 5 đề án khuyến công từ nguồn ngân sách địa phương có tổng kinh phí 417 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo Ban Quản trị HTX Nghĩa Phương, hiện HTX đang triển khai mở rộng khu chợ phía giáp đường Điện Biên Phủ nhằm giảm bớt tình trạng người dân bán hàng lấn chiếm lòng đường quanh khu vực.