Từ ngày tham gia mô hình, gia đình chị Nguyễn Thị Lý ở xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc (Yên Thủy) nuôi lợn hướng nạc đảm bảo môi trường.
(HBĐT) - Từ khi tham gia mô hình chăn nuôi lợn thịt hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường, chị Nguyễn Thị Phượng ở xóm Lạc Vượng, xã Yên Lạc (Yên Thuỷ) được tập huấn hướng dẫn cách xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn gắn với bảo vệ môi trường, hỗ trợ lợn giống, thức ăn, hướng dẫn cách chăm sóc, tiêm phòng đàn lợn.
Từ năm 1996 đến nay, gia đình chị luôn nuôi lợn giống cũ có giá trị kinh tế thấp. Đến tháng 6/2010, chị là một trong 40 hộ gia đình ở xã Yên Lạc được trung tâm KN-KN chọn làm thí điểm. Mô hình đã đầu tư 94 con lợn giống Yoocsaid và Landrat siêu nạc cho 40 hộ ở 3 xóm Yên Sơn, Lạc Vương và xóm Chóng. Ngoài phần hỗ trợ giống mô hình còn hỗ trợ thức ăn hỗn hợp, chị Phượng cho biết: Lúc triển khai mô hình, gia đình tôi được hỗ trợ 3 con giống, tôi mua thêm 3 con. Sau 3 tháng, bán lợn, trừ chi phí, mỗi con lãi trung bình 1 triệu đồng. Giống lợn này có tỷ lệ thịt nạc cao, lớn nhanh nên thương lái, người tiêu dùng ưa thích. Giá bán lợn thương phẩm hiện tại ở đây bao giờ cũng hơn lợn giống cũ 10.000-15.000 đồng/kg, mà bán lúc nào cũng được. Để giữ vệ sinh môi trường, gia đình tôi xây bể bioga để đun, sử dụng phát điện. Ga ở bể không dùng hết, tôi chứa túi khí sử dụng phát điện khi mất điện. Mỗi lần mất điện, cả túi khí và bể có thể phát điện được 1 ngày. Cách làm này vừa hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo môi trường sống, giảm dịch bệnh. Từ khi tham gia mô hình này gia đình chị đã chuyển sang nuôi nuôi lợn siêu nạc.
Nhìn đàn lợn 30 con sắp xuất chuồng của gia đình chị Bùi Thị Mai ở xóm Chóng ai cũng thích. Chị bảo: đây toàn là lợn siêu nạc. Năm ngoái gia đình tôi được mô hình hỗ trợ nuôi 5 con. Sau thấy giống lợn này lớn nhanh, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao nên tôi tiếp tục đầu tư nuôi hết giống này. Ngoài chăn nuôi lợn, gia đình chị xây bể bioga 10 m3 và sử dụng máy phát điện bằng khí bioga tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình.
Cũng như gia đình chị Mai, chị Phượng, gia đình chị Nguyễn Thị Lý ở xóm Yên Sơn từ khi được mô hình hỗ trợ 3 con lợn giống siêu nạc, chị tiếp tục đầu tư nuôi giống lợn này. Chị cho biết: từ khi nuôi giống lợn này lãi hơn hẳn giống lợn trước. Trung bình mỗi năm, tôi nuôi 3 lứa, mỗi lứa 30 con. Hiện tại, trừ chi phí, mỗi con lãi trên dưới 1 triệu đồng. Ngoài nuôi lợn, gia đình tôi sử dụng bioga để đun nấu giảm chi phí chất đốt và đảm bảo môi trường.
Chị Bùi Thị Xanh- trưởng trạm KN-KL cho biết: Sau khi mô hình kết thúc đã có 95% hộ nông dân tiếp tục đầu tư nuôi lợn thịt hướng nạc làm đúng kỹ thuật chăm sóc được tập huấn, thường xuyên vệ sinh tiêu trùng khử độc chuồng trại, sử dụng hầm bioga. Từ mô hình này, nhiều hộ dân đã đến học tập và làm theo. Đến nay đã có 67 hộ chăn nuôi lợn thịt hướng nạc từ 10-30 con trở lên và có 470 bể bioga xử lý chất thải. Mô hình đã giúp người dân đổi mới được nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, chăn nuôi từ nhỏ lẻ, phân tán sang quy mô lớn. Người dân bước đầu tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng và giá cả thị trường để chủ động chăn nuôi có hiệu quả. Đồng thời, họ nhận thức được phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường bằng xây dựng hệ thống bioga và phun khử trùng chuồng trại theo định kỳ hướng dẫn của cán bộ thú y.
Việt Lâm
(HBĐT) - Qua rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn của 191 xã trong toàn tỉnh, chưa có xã nào đạt từ 11-19 tiêu chí; 5 xã đạt từ 8-10 tiêu chí; 20 xã đạt từ 5-7 tiêu chí và 166 xã đạt dưới 4 tiêu chí. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM theo chủ trương của Chính phủ đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chí về NTM, Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM tỉnh đã tham mưu giúp UBND tỉnh lựa chọn 11 xã tại 11 huyện, thành phố để chỉ đạo làm điểm xây dựng NTM.
(HBĐT) - Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng 7/2011 tương đối ổn định và tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng ước đạt 324,5 tỷ đồng, tăng 2,76% so với tháng trước. Lũy kế 7 tháng ước đạt 2.036,3 tỷ đồng, tăng 28,8% so với cùng kỳ, thực hiện 56,57% kế hoạch năm (tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình thì giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7 ước đạt 519,5 tỷ đồng; lũy kế 7 tháng ước đạt 3.150,8 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2010, thực hiện 54,8% kế hoạch năm).
Chính sách vĩ mô kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã đạt được những kết quả khả quan trong những tháng đầu năm, tuy nhiên vẫn còn một số mặt tồn tại ảnh hưởng đến kinh tế và an sinh xã hội.
Giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục giảm mạnh, giá xăng thành phẩm tại thị trường Singapore cũng đang trên đà sụt giảm. Trong khi đó, giá xăng dầu bán lẻ trong nước vẫn bình chân như vại.
Để bình ổn thị trường vàng, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, làm giá, bảo vệ lợi ích của người dân, hôm nay, 9/8, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nhập khẩu 5 tấn vàng để sản xuất vàng miếng, bổ sung nguồn cung vàng trong nước.
Sau hơn 20 năm XK gạo, VN đạt tốc độ tăng trưởng 435,71%. Đó là kỳ tích. Tuy nhiên, trên thực tế hạt gạo VN chưa có vị trí xứng tầm trên trường quốc tế và người nông dân “một nắng hai sương” vẫn ngụp lặn trong thị trường bấp bênh, đầy sóng gió, luôn chịu thiệt thòi vì cung cách làm ăn thực dụng của hệ thống các công ty Vinafood và VFA (thực chất chỉ do một người chỉ đạo).