Dù hiện nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn nhưng không thể chủ quan, vì giới hạn có thể còn rất hẹp. Trong ảnh: Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vay vốn Ngân hàng Thế giới. Ảnh: TẤN THẠNH
Theo công bố của Bộ Tài chính, nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến năm 2010 là 32,5 tỉ USD, bằng 42,2% GDP; từ nay đến năm 2015, mỗi năm phải trả nợ khoảng 1,5 tỉ USD
Trong 32,5 tỉ USD nợ công của Việt Nam, chủ yếu là nợ nước ngoài. So với mức nợ nước ngoài năm 2009 (chiếm 39% GDP), mức nợ của năm 2010 đã tăng đáng kể và là mức cao nhất từ năm 2006 đến nay.
Tăng gấp đôi trong 5 năm
Chỉ trong vòng một năm, nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng thêm gần 4,6 tỉ USD. Tính chung giai đoạn 5 năm 2006-2010, nợ công của Việt Nam đã tăng gấp đôi. Năm 2010, ngân sách phải trả cho các chủ nợ nước ngoài là 1,67 tỉ USD, tăng gần 30% so với mức trả nợ 1,29 tỉ USD năm 2009. Tính chung từ nay đến năm 2015, mỗi năm, Việt Nam phải trả nợ cả gốc lẫn lãi khoảng 1,5 tỉ USD. Đến năm 2020, tổng số tiền phải trả là 2,4 tỉ USD.
Về cơ cấu nợ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là đồng yen 38,8%; SDR (đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF) chiếm 27,1%; USD 22,2%; euro 9,2%. Đáng lưu ý là tỉ lệ dư nợ nước ngoài so với GDP đang tăng rất nhanh. Bộ Tài chính nhiều lần khẳng định nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn song con số 42,2% vừa công bố cho thấy ngưỡng giới hạn có thể còn rất hẹp.
Một lo ngại khác đối với nợ công của Việt Nam là tỉ lệ giữa dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn đang xuống thấp. Tỉ lệ dự trữ ngoại hối năm 2010 chỉ còn tương đương 187% tổng dư nợ ngắn hạn, trong khi năm 2009 là 290% và năm 2008 là 2.808%. Lãi suất vay nợ của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng lên. 65,5% các khoản nợ của Việt Nam vẫn được hưởng lãi suất thấp từ 1% - 2,99%/năm nhưng khoản vay có lãi suất cao từ 6% - 10%/năm trong năm 2010 cũng đã lên tới 1,89 tỉ USD, gấp đôi so năm 2009.
Đừng nghĩ nợ công của ta thấp
Vấn đề quan trọng nhất, nhìn từ nợ công Việt Nam, là hiệu quả của đầu tư công quá thấp, đầu tư 1 đồng nhưng tài sản cố định chỉ tạo được 0,4 - 0,5 đồng, một nửa tiền đầu tư “biến mất” là nguyên nhân gây ra lạm phát. “Đầu tư nhiều nhưng tài sản cố định và hàng hóa tạo ra rất ít, đó là điều nguy hiểm” - TS Lê Đăng Doanh nói.
Theo TS Lê Đăng Doanh, tốc độ tăng trưởng nợ công của Việt Nam đã rất cao nên cần xem xét lại, không những ở việc đầu tư dựa vào vay nợ nước ngoài mà còn có hiện tượng tiêu dùng quá sức sản xuất của GDP. Phải điều tiết thu nhập của những người hiện đang tiêu dùng quá đáng: một bữa ăn 2 con rùa vàng hay ăn một tô phở giá 800.000 đồng. |
Theo NguoiLaoDong
(HBĐT) - Chỉ riêng trong tháng 7, lực lượng QLTT tỉnh đã kiểm tra 97 vụ, xử lý vi phạm hành chính 65 vụ, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu gần 75 triệu đồng. Đồng chí Vũ Xuân Cương, Chi cục phó Chi cục QLTT tỉnh nhận định: Hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, các vụ kinh doanh hàng giả nhãn hiệu, thương hiệu và tình trạng kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa đã hết hạn sử dụng vẫn tồn tại, diễn ra tại địa bàn với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
(HBĐT) - Nhân dịp chào mừng Quốc khánh 2/9, từ ngày 13 – 28/8, Siêu thị điện máy Elecvina đã tung ra chương trình khuyến mãi đặc biệt “15 ngày vàng xả hàng tồn kho” với nhiều mặt hàng được giảm giá từ 25- 60% , bao gồm: hàng điện tử, điện lạnh, viễn thông, kỹ thuật số, đồ gia dụng, tin học – máy văn phòng.
(HBĐT) - Từ nguồn kinh phí áp dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, huyện Mai Châu vừa triển khai hỗ trợ 100 triệu đồng thực hiện mô hình trồng tỏi bản địa (tỏi tía) tại 2 xã vùng cao Pù Bin, Noong Luông.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) có hiệu lực không những góp phần bảo vệ quyền lợi của NTD, mà còn bảo vệ cả những doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh chân chính. PV Báo Hànộimới đã trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Khoa, Chủ tịch Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Hà Nội về một số biện pháp nhằm hỗ trợ DN chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu, cũng như bảo vệ quyền lợi của NTD.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Phước xuất hiện các nhóm thương lái người Trung Quốc đến thu gom các loại mủ cao su. Điều đáng nói tình trạng trên đã làm gia tăng hiện tượng pha trộn tạp chất vào mủ cao su.
Bộ Công thương cho biết, thực hiện Nghị định 109 của Chính phủ quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đến thời điểm này đã có 40 doanh nghiệp (DN) trong nước và 4 DN nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.