Dù Bộ đã cẩn thận xin cả ý kiến của một phó thủ tướng, trước khi quyết định truy thu thuế 40 xe ô tô nhập khẩu của một doanh nghiệp ở Phú Thọ, tuy nhiên quyết định này lại bị tòa bác bỏ. Nguyên nhân, chỉ vì UBND tỉnh không rút giấy phép của doanh nghiệp...

 

 

Tại anh, tại ả...

Câu chuyện nảy sinh khi Cty liên doanh Vận tải hành khách Phú Thọ nhập khẩu 40 xe ô tô từ nhiều năm trước, nhưng bị hải quan phát hiện không đủ điều kiện miễn thuế nhập khẩu. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, năm 2008, sau khi báo cáo và được Phó Thủ tướng đồng ý, Bộ Tài chính đã có công văn (số 2450 ngày 5-3-2008 và số 4400 ngày 16-4-2008) gửi UBND tỉnh Phú Thọ nêu rõ sai phạm của công ty trên, đề nghị rút giấy phép đầu tư để Tổng cục Hải quan quyết định truy thu thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh Phú Thọ vẫn chưa quyết định rút giấy phép đầu tư. Trong quá trình đó, Cty liên doanh Vận tải hành khách Phú Thọ kiện quyết định truy thu thuế 40 xe ô tô nhập khẩu của Tổng cục Hải quan ra tòa. Qua nhiều cấp, đến phiên Phúc thẩm TAND Tối cao, doanh nghiệp đã thắng kiện. Theo Bộ Tài chính, một trong những căn cứ quan trọng để tòa tuyên hủy quyết định truy thu thuế, là do UBND tỉnh Phú Thọ chưa rút giấy phép đầu tư nên Cty vẫn tồn tại hợp pháp và theo quy định pháp luật họ vẫn được hưởng ưu đãi miễn thuế.

Trao đổi với Tiền Phong, một Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: “Công văn đòi rút giấy phép của Bộ Tài chính là vô lý. Tại sao Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan không dùng chức năng của mình để thực thi truy thu thuế. Điều này không liên quan gì tới tỉnh cả”.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết: “Trước khi Cty liên doanh Vận tải hành khách Phú Thọ kiện, Bộ Tài chính đã có công văn nêu mấy việc. Cụ thể, công ty này thành lập không thỏa mãn điều kiện liên doanh. Chúng tôi đánh giá là họ đã lợi dụng ưu đãi đầu tư với công ty liên doanh với nước ngoài, để hưởng ưu đãi thuế. Tiêu chí góp vốn trong Cty liên doanh không rõ ràng, thực ra không có tiền của nước ngoài; tổ chức bộ máy không phù hợp; mục đích sử dụng, đáng lý xe nhập về cho công ty nhưng lại đem bán. Với những dấu hiệu vi phạm đó, lãnh đạo Bộ Tài chính mới đề nghị UBND tỉnh rút giấy phép của liên doanh này, bởi thẩm quyền rút giấy phép là của tỉnh”.

Khi ra tòa, Bộ Tài chính cũng đã trình bày các căn cứ trên, nhưng tòa không chấp nhận. Tòa cho rằng, công ty vẫn hoạt động, bộ máy mới thành lập đang điều chỉnh, mục đích sử dụng thì vẫn là xe chở người. “Trên thực tế, xe khách nào không chở người. Phía Hải quan không đồng tình, nhưng tòa đã xử chúng tôi thua”, vị cán bộ trên nói.

Tiếp tục đề nghị rút giấy phép đầu tư

Không đồng ý quyết định của tòa, ngày 9-8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, lại ký công văn, một lần nữa lại đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ nghiên cứu các quy định của pháp luật, kiểm tra, xem xét rút giấy phép đầu tư đã cấp cho Cty, để làm cơ sở cho Tổng cục Hải quan quyết định truy thu thuế, để thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đã thua kiện, làm sao truy thu được thuế? Vị lãnh đạo Tổng cục Hải quan nói: “Mình làm vậy là thể hiện trách nhiệm cơ quan quản lý. Còn UBND tỉnh Phú Thọ có tiếp thu hay không là tuỳ họ thôi. Quan điểm của Tổng cục Hải quan là UBND tỉnh cấp phép đầu tư thì nay có thể rút giấy phép”.

Chuyện doanh nghiệp núp bóng liên doanh với nước ngoài để trốn thuế đã được báo chí cảnh báo từ năm 2008. Thời điểm đó, nhiều doanh nghiệp vận tải lợi dụng kẽ hở chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu nên đã nhập hàng trăm xe khách mang biển LD (mua xe rẻ hơn gấp nhiều lần), khiến nhiều doanh nghiệp vận tải nội 100% không thể cạnh tranh. Một trong những mánh lới của các doanh nghiệp này là, khai nhập khẩu xe vận chuyển khách tại địa bàn khó khăn để được ưu đãi thuế, nhưng sau đó lại dùng xe hoạt động tại địa bàn khác, không đúng.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính năm 2008, trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2006 có 16 liên doanh hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ, nhập khẩu hơn 600 ô tô chở khách (loại trên 24 chỗ ngồi), trị giá 23.725.791 USD. Được biết, số xe trên đã được miễn thuế theo cơ chế cũ với số tiền (được miễn) 357 tỷ đồng.

                                          Theo TienPhong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu chấp hành tốt  nghĩa vụ thuế năm 2010 đón nhận bằng khen của Bộ Tài chính.
Nông dân Hai Chung (thứ hai bên trái) nhận bằng khen “chuyên gia nông nghiệp” từ Tổng thống Philippines F.Marcos (1985)

Sáu nhóm giải pháp bình ổn giá cả tiêu dùng

Để thực hiện mục tiêu kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng ở mức khoảng 17%, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào 6 nhóm giải pháp.

Sẽ cho phép kê khai thuế VAT theo quý

Bộ Tài chính vừa cho biết sau bốn năm thực hiện Luật quản lý thuế, đã nhận thấy một số bất cập và sẽ tính toán sửa luật để tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Thực trạng lao động, việc làm, thu nhập trong các HTX phi nông nghiệp

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 354 HTX, trong đó có 229 HTX phi nông nghiệp, gồm: 174 HTX CN-TTCN, 10 HTX giao thông vận tải, 4 quỹ tín dụng nhân dân, 41 HTX dịch vụ thương mại... Các HTX phi nông nghiệp thu hút trên 30.000 lao động.

Ngân hàng Công thương Hoà Bình: Phát hành trên 10.000 thẻ ATM

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoà Bình đã phát hàng mới được trên 1.000 thẻ ATM, đạt trên 20% kế hoạch, nâng tổng số thẻ ATM đã phát hành của ngân hàng trên toàn địa bàn đạt trên 10.000 thẻ ATM và trên 400 thẻ TDQT.

Nợ nước ngoài bằng 42,2% GDP

Theo công bố của Bộ Tài chính, nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến năm 2010 là 32,5 tỉ USD, bằng 42,2% GDP; từ nay đến năm 2015, mỗi năm phải trả nợ khoảng 1,5 tỉ USD

Tập trung sản xuất, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường

Ngày 15-8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã làm việc với Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT và một số bộ, ngành liên quan về bình ổn thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục