Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động đã và đang từng bước đi vào cuộc sống. Cuộc vận động đã phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và là động lực cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, kiểu dáng, hạ giá thành để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội, người tiêu dùng ngày càng ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Hàng do các DN trong nước sản xuất đã đến được các vùng sâu, vùng xa.
Mấy năm nay, việc sản xuất hàng Việt Nam đã được ưu tiên hơn, nhiều mẫu mã, kiểu dáng phong phú, công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất, cho nên chất lượng hàng Việt được nâng cao, kênh phân phối được mở rộng, một số hàng Việt đã về đến nông thôn. Nhiều chính sách của Nhà nước đã được định hình. Tất cả những điều đó là cơ hội cho hàng Việt lan tỏa, len lỏi thuận lợi hơn trên mọi phân khúc thị trường, chiếm chỗ ngày càng nhiều trên các kệ hàng siêu thị, các trung tâm thương mại, các cửa hàng bán lẻ và các sạp hàng trong các chợ ở cả thành thị và nông thôn.
Kết quả điều tra đầu năm 2011 của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy, 59% người tiêu dùng xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam, 38% người tiêu dùng khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam, 36% người tiêu dùng cho rằng, trước đây có thói quen mua hàng có nguồn gốc xuất xứ ở nước ngoài nay đã dừng mua hoặc mua ít hơn để thay bằng mua hàng Việt Nam. Xu thế dùng hàng Việt thay cho các loại hàng ngoại cao cấp, đắt tiền, đang khá phổ biến, nhất là trong bối cảnh lạm phát tăng cao, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu.
Ðể tranh thủ được cơ hội này, trước hết, các DN cần có chiến lược đầu tư kinh doanh phù hợp, lâu dài, ổn định, năng động, phản ứng linh hoạt, hiệu quả với nhu cầu, thị hiếu và xu hướng thị trường, nhất là thị trường ngách và đo lường được dung lượng thị trường, chuyển dần sang phân khúc hàng cao cấp bằng những thương hiệu mới, riêng, thuần Việt bằng những mẫu mã đa dạng, giá cả đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập tương đương. Tạo dựng vững chắc được hình ảnh mới trong lòng người tiêu dùng. Các DN cần coi trọng việc bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tạo sự tiện lợi trong việc lựa chọn sản phẩm, bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định và chăm sóc khách hàng tốt, xây dựng và phát triển thương hiệu.
Hai là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người tiêu dùng có thêm thông tin và kiến thức không chỉ về hàng Việt, mà còn về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm, cũng như các kiến thức phổ thông khác để người tiêu dùng nắm rõ và lựa chọn, tự mình trở thành "người tiêu dùng thông thái".
Ba là, hệ thống phân phối và bán lẻ đóng góp hơn 50% thành công của DN, do đó, xây dựng hạ tầng thương mại đến tận vùng nông thôn để mọi người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận và sử dụng hàng hóa, sản phẩm thương hiệu Việt.
Bốn là, Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ chuyển đổi sản xuất - đa dạng hóa sản phẩm, định hướng thị trường, phát triển công nghệ, công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ tích cực cho cộng đồng DN nói chung và DN phân phối - bán lẻ nói riêng trong xây dựng và phát triển thương hiệu Việt./.
Theo NhanDan
Trong bối cảnh kinh tế thế giới không còn gì có thể tệ hơn, tin tức về cuộc nổi dậy ở Libya lại là cái cớ để giá vàng tăng thêm gần 40 USD tại Mỹ và lập kỷ lục mới trên 1.900 USD một ounce tại châu Á sớm nay.
Còn hơn hai chục ngày nữa mới đến Tết Trung thu - tết cổ truyền dành cho trẻ em - nhưng thị trường đã tràn ngập bánh trung thu. Nhiều hãng đã lấn cả vỉa hè dựng cửa hàng để bán.
Bộ Tài chính vừa có thông báo chính thức ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ về công tác điều hành giá.
(HBĐT) - Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007, sàn giao dịch việc làm thuộc Trung tâm GTVL (Sở LĐ-TB&XH) đã từng bước phát huy được vai trò là cầu nối giữa người lao động trong tỉnh và các doanh nghiệp.
Tỷ giá USD tại VN đã duy trì ổn định dưới 21.000 đồng trong vòng 3 tháng qua. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo, áp lực tăng giá của ngoại tệ này trong những tháng cuối năm rất lớn.
Số lượng đơn hàng tăng 20% và giá tăng khoảng 10 -12% là tình hình chung của các ngành xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ… trong nửa đầu năm nay.