Tăng lương tối thiểu, NLĐ sẽ yên tâm và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ảnh: Đ.T
Từ ngày 1.10.2011, mức lương tối thiểu của vùng 1 sẽ tăng lên là 2.000.000đ/tháng. Mức tăng trên đã có tác động rất lớn và cải thiện thu nhập của đa phần người lao động (NLĐ), song lại đòi hỏi các DN phải tìm nguồn tài chính để đáp ứng yêu cầu này. Ngay từ bây giờ, các DN đang phải tìm cách vượt khó.
Cải thiện thu nhập cho NLĐ
Theo quyết định của Chính phủ, mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh tăng theo 4 vùng và sẽ sáp nhập lương tối thiểu trong tất cả các loại hình DN (không phân biệt loại hình DN trong nước và FDI như trước đây) với mức lương tối thiểu của vùng 1 sẽ là 2.000.000đ/người/tháng.
Theo đánh giá của đại diện Tổng LĐLĐVN thì mức lương này cơ bản đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ. Đặc biệt là việc xóa ranh giới lương tối thiểu giữa các loại hình DN đã góp phần cải thiện thu nhập nói chung cho NLĐ trên toàn quốc. Đồng thời đưa mức lương tối thiểu của VN đạt mức cận tương đương với nhiều quốc gia trong khu vực.
Trên thực tế, hiện nay nhiều DN đã trả cho NLĐ với mức lương khá cao, ngoài ra thu nhập của họ còn được tính thêm các khoản phụ cấp và tiền làm thêm giờ, tiền thưởng năng suất... Tuy nhiên ở nhiều DN, mức lương tối thiểu vẫn chưa thực sự đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ. Vì thế các chuyên gia kinh tế và Tổng LĐLĐVN cho rằng việc tăng lương, đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ sẽ giảm được đình công. Qua đó tạo điều kiện cho NLĐ sẽ gắn bó với DN hơn, tránh được tình trạng thiếu nhân công do NLĐ nghỉ việc, nhảy việc.
Tuy nhiên trước thời điểm tăng lương, số đông NLĐ và cộng đồng DN cho biết, Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu cho NLĐ là một tín hiệu tốt, nhưng cũng cần có các quyết sách để bình ổn giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thực phẩm để tránh việc “giá chạy theo lương”. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng cần có những biện pháp kiểm soát DN, tránh tình trạng do tăng lương nên các DN ép năng suất và thời gian làm việc đối với NLĐ.
Gỡ khó để cùng vượt khó
Phải khẳng định rằng, việc tăng lương đã tạo nên không khí phấn khởi cho NLĐ, nhưng cũng tạo áp lực lên cộng đồng DN. Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng lương cho NLĐ trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng, lãi suất cao... khiến cho DN nặng gánh. Tuy nhiên theo Bộ LĐTBXH, mức tăng lương đúng là khiến chi phí đầu vào của các DN trong nước tăng cao hơn. Song tác động này là không lớn và cũng chỉ tác động ở mức tăng 0,4% - 0,5% chi phí đầu vào của số đông DN. Riêng khối các DN có đông công nhân như may mặc, da giày thì tác động này sẽ cao hơn.
Tuy nhiên cũng như số đông NLĐ, cộng đồng DN kiến nghị Chính phủ và cơ quan quản lý cần giám sát thị trường, tránh việc “giá chạy theo lương”. Bởi nếu không làm tốt biện pháp này thì sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn là giá tăng - NLĐ lại đòi tăng lương - DN lại gặp khó khăn... Bên cạnh đó, DN cho rằng mặt bằng lãi suất cần tiếp tục điều chỉnh giảm. Các ý kiến thẳng thắn phân tích là thay vì phải trả lãi suất cao, nguồn tiền này nếu được phân chia cho NLĐ thì hiệu quả hơn nhiều cho cả nền kinh tế lẫn hiệu quả xã hội.
Cùng với những đề xuất này, đại diện VCCI cũng khuyến cáo cộng đồng DN cần tăng cường ứng dụng KHCN, quản trị DN để tiết giảm chi phí. Thực tế là nếu làm tốt công tác này, DN hoàn toàn có thể tiết kiệm đáng kể. Về vấn đề này, nhiều DN cho biết đúng là đã đến lúc các DN cần tự cải thiện điều kiện lao động, quản trị sản xuất kinh doanh của mình, trong đó các yếu tố có thể tiết kiệm là xăng dầu, điện, chi phí hành chính...
Với khối DN sử dụng nhiều NLĐ phổ thông, mong muốn của DN là nên để NLĐ và DN thỏa thuận việc trả lương, hoặc có cơ chế “thời gian học nghề” vì hiện nay phần lớn NLĐ chưa qua đào tạo, do vậy năng suất LĐ rất thấp. Nếu việc trả lương cào bằng thì sẽ khó khăn cho DN.
Theo Báo Laodong
Ngày 6-9, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã tổ chức Hội nghị tham vấn đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam với sự tham gia của các vị đại sứ, các chuyên gia, đại diện nhà tài trợ tại Việt Nam… Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị. Trước đó, ngày 20-8, Chính phủ cũng đã tổ chức tham vấn ý kiến hơn 30 chuyên gia kinh tế trong nước về chủ đề tương tự.
Với việc các NHTM cổ phần quy mô vừa phải nhảy vào “cuộc đua” cấp vốn vay ưu đãi, khả năng tiếp cận nguồn vốn tiền đồng với lãi suất thấp hơn mặt bằng thị trường tới 2% mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng. Thế bí của đầu ra dòng vốn VND đang dần dần được tháo bỏ.
Để đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường truyền tải điện vào Nam qua đường dây 500kV để tập trung tích nước các hồ thủy điện miền Nam như Trị An, Hàm Thuận, Đa Nhim, Đại Ninh, Thác Mơ, đồng thời đưa mực nước các hồ lên mức cao nhất có thể để huy động tối đa các nhà máy thủy điện miền Nam.
Môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng hơn và sự tự do hoá thương mại đã tạo điều kiện cho VN tận dụng hiệu quả lợi thế vốn có là nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên... bước đầu đã có tích cực trong sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của các DN vẫn còn thấp.
Chính sách tiền tệ đã thắt chặt đến mức "nghẹt thở" nhưng lạm phát (LP) vẫn cao. Bài toán kiểm soát LP cuối năm đang đặt ra nhiều thách thức cho các cấp quản lý trong việc "kê toa" cho phù hợp để trị "căn bệnh" của nền kinh tế.
Quyết định hạ lãi suất cho vay và áp dụng trần lãi suất cho vay tối đa bằng VND được một NHTM thuộc nhóm lớn nhất nước công bố hôm qua (5.9), tiếp tục hiện thực hoá mục tiêu giảm lãi vay ngay trong tháng 9 này. Hiệu ứng giảm lãi suất dây chuyền nhiều khả năng sẽ lan rộng, với sự hỗ trợ tích cực của NHNN.