Dù có nhiều chính sách ưu đãi song thực tế nhiều ngân hàng (NH) lại không mặn mà cho vay nông nghiệp do đây là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro như thiên tai, thời tiết, giá trị khoản vay lại rất thấp.

Anh Khoa - chủ một trại nuôi gà ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) - cho biết dù rất cần vốn nhưng chưa bao giờ tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng - Ảnh: Trần Mạnh

>> Kỳ 1: Bỏ cuộc vì lãi suất cao

Đặc biệt, dù đã có hướng dẫn về cho vay tín chấp nhưng các NH đều đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp. Đến nay dư nợ lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu tập trung ở NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn và một số NH có nguồn gốc từ nông thôn.

Hướng đầu tư vốn vào nông nghiệp, nông thôn

Ngoài các chính sách ưu đãi, hiện NH Nhà nước áp dụng nhiều giải pháp để hướng các NH đầu tư vốn vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó có công cụ dự trữ bắt buộc. Cụ thể NH có tỉ trọng cho vay ở khu vực nông thôn chiếm trên 70% vốn cho vay chỉ phải áp dụng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 so với các NH khác; nếu tỉ trọng cho vay ở nông thôn từ 40% đến dưới 70% thì tỉ lệ dự trữ chỉ bằng 1/5. Dự trữ bắt buộc thấp hơn sẽ giúp NH có thêm vốn và lãi suất rẻ hơn để cho vay.

Hiện một số NH đã được áp dụng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỉ lệ dự trữ bắt buộc thông thường như Agribank, VIB, Kiên Long Bank và Mê Kông.

Phải thế chấp tài sản

Theo bà Mai Thị Ánh Tuyết - giám đốc Sở Công thương An Giang, các doanh nghiệp, đặc biệt là các làng nghề, các hộ kinh tế gia đình khó tiếp cận nguồn vốn đầu tư nông nghiệp. Trong tình hình đó nghị định 41 của Chính Phủ về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vốn được hi vọng sẽ tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác được vay vốn không phải thế chấp tài sản. Thế nhưng, trên thực tế NH vẫn yêu cầu thế chấp tài sản, đặc biệt thủ tục còn khó khăn khiến số đối tượng trên không thể tiếp cận nguồn vốn.

Ngoài ra, theo quyết định 63 về hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, các đối tượng sản xuất và doanh nghiệp có thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân sẽ được vay vốn và hỗ trợ lãi suất. Thế nhưng hiện doanh nghiệp và nông dân chưa thể tiếp cận chính sách này.

Lãnh đạo một số NH ở ĐBSCL cho hay hiện nay chưa có nguồn vốn cho vay ưu đãi hay cho vay tín chấp đối với đầu tư nuôi cá tra, sản xuất lúa. Theo ông Nguyễn Tấn Phước - phó giám đốc NH NN&PTNT An Giang, NH cho nông dân vay với định mức 50% giá trị đất nông nghiệp theo khung giá đất do Nhà nước quy định, đối với doanh nghiệp vay nuôi cá thì cũng phải thế chấp tài sản. Do phần lớn các đối tượng vay đều đã thế chấp tài sản vay vốn nên không thể vay thêm.

“Đến nay do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của NH Nhà nước, các NH thương mại cấp trung ương, cũng như của bộ ngành liên quan nên các chính sách hỗ trợ về vốn chưa thể triển khai” - ông Huỳnh Thế Năng, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết.

Theo ông Mai Ngọc Thái - cán bộ kinh tế kế hoạch xã Thạnh Phước (Bình Đại, Bến Tre), trong số 300 hộ dân nuôi tôm của xã có vay vốn NH, tỉ lệ làm ăn thua lỗ dẫn đến mắc nợ quá hạn NH chiếm đến 15%. Đa số các hộ này không nhận được chính sách hỗ trợ khi có nhu cầu vay vốn tái đầu tư. Trong khi đó theo ông Nguyễn Văn Ton - giám đốc NH NN&PTNT huyện Bình Đại, hiện chưa có chính sách nào hỗ trợ các hộ dân nuôi tôm gặp rủi ro.

Nhiều rủi ro

Trong khi đó nhiều NH cũng thừa nhận chưa dám tiến vào thị trường nông thôn do lĩnh vực này quá rủi ro. Phó tổng giám đốc một NH thương mại lớn cho biết dù có chi nhánh tại sáu tỉnh ĐBSCL nhưng tín dụng nông nghiệp, nông thôn chiếm chưa đến 1% tổng dư nợ.

Ông cũng cho biết chủ trương của NH là không đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông dân mà chỉ hướng đến đối tượng doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu nông, thủy sản. Lý do là cho vay nông nghiệp quá rủi ro, giá trị khoản vay lại nhỏ nên chi phí quản lý rất lớn, hiệu quả không cao.

Giám đốc chi nhánh Cần Thơ một NH cổ phần có trụ sở tại TP.HCM dẫn chứng: khoảng 7 năm trước NH có triển khai chương trình cho vay nông thôn, đến nay nợ quá hạn từ chương trình này còn vài chục tỉ đồng do nhiều nguyên nhân: dịch bệnh, mất mùa, người dân sử dụng sai mục đích. Trong khi tài sản thế chấp của nông dân chủ yếu là đất ruộng, bán không ai mua nên NH rất khó xử lý. Vị giám đốc này cho biết dù đóng ở Cần Thơ nhưng hiện nay NH không có khách hàng vay vốn là hộ nông dân.

Ông Lê Hữu Xuân, phó giám đốc Sở giao dịch NH Phương Tây chi nhánh Cần Thơ, cho biết do “gốc gác” từ nông thôn nên nông nghiệp, nông dân là đối tượng khách hàng truyền thống của NH. Dư nợ cho vay nông nghiệp cũng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Tuy nhiên, ông thừa nhận thực tế nông dân khó tiếp cận vốn của NH do không am hiểu thủ tục. Ông Xuân cho biết do trình độ hạn chế nên tâm lý của nông dân vay vốn NH đều muốn thủ tục nhanh gọn, đơn giản, tuy nhiên NH phải làm đúng quy định nên nhiều trường hợp không thích nghi kịp.

Ngoài ra, việc nông dân khó tiếp cận vốn còn do NH Nhà nước giới hạn tăng trưởng tín dụng ở mức 20%. “Từ đầu năm đến nay giá dầu, phân bón... đều tăng, nhu cầu vay vốn của nông dân cũng tăng theo nhưng NH chỉ có thể cho vay bằng hạn mức của năm trước. Do vậy nông dân cố gắng duy trì quy mô sản xuất như cũ đã khó, nói gì mở rộng sản xuất” - ông Xuân nói.

Nhiều NH cũng thừa nhận dù nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên song đến nay NH khó có cơ chế cho vay với lãi suất ưu đãi do vẫn phải huy động vốn với lãi suất thị trường. Hiện lãi suất cho vay nông nghiệp ở mức 21-22%/năm. Một số NH tuy giảm lãi suất cho vay xuống 18-19%/năm nhưng ít cho vay.

 

                                                                        Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tác động của hội nhập đến xuất nhập khẩu: Việt Nam vẫn trong nhóm chịu rủi ro

Môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng hơn và sự tự do hoá thương mại đã tạo điều kiện cho VN tận dụng hiệu quả lợi thế vốn có là nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên... bước đầu đã có tích cực trong sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của các DN vẫn còn thấp.

Bơm tiền chống... lạm phát

Chính sách tiền tệ đã thắt chặt đến mức "nghẹt thở" nhưng lạm phát (LP) vẫn cao. Bài toán kiểm soát LP cuối năm đang đặt ra nhiều thách thức cho các cấp quản lý trong việc "kê toa" cho phù hợp để trị "căn bệnh" của nền kinh tế.

Nổi sóng hạ lãi vay tiền đồng

Quyết định hạ lãi suất cho vay và áp dụng trần lãi suất cho vay tối đa bằng VND được một NHTM thuộc nhóm lớn nhất nước công bố hôm qua (5.9), tiếp tục hiện thực hoá mục tiêu giảm lãi vay ngay trong tháng 9 này. Hiệu ứng giảm lãi suất dây chuyền nhiều khả năng sẽ lan rộng, với sự hỗ trợ tích cực của NHNN.

Hàng lậu vào cả siêu thị

Hàng nhập lậu, hàng giả tiếp tục được vận chuyển, tiêu thụ ngày càng nhiều, mặt hàng cũng đa dạng chủng loại như: cầu chì, lư hương, đá quý... Diễn biến trên ngày càng phức tạp ảnh hưởng lớn đến hàng sản xuất trong nước.

Xã Bắc Phong - tạo bước đi bền vững trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Xã Bắc Phong (Cao Phong) có tổng diện tích tự nhiên 2.326 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chỉ có gần 800 ha. Để nâng cao hệ số sử dụng đất, hàng năm, Đảng uỷ, UBND xã đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác nguồn lực lao động, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Cải cách ngân hàng nhỏ

Sẽ tái cấp vốn đủ mức cần thiết cho các ngân hàng nhỏ và vốn cấp có thể tính vào vốn góp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NHNN có thể trở thành cổ đông lớn nắm quyền điều khiển các NH nhỏ bằng các biện pháp kinh tế - đó là những giải pháp mà NHNN có thể đưa ra trong cuộc họp vào ngày 7.9 tới về giảm lãi suất với sự tham gia của tất cả các tổ chức tín dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục