Vườn na dai của hộ gia đình ông Cao Xuân Đàm đã cho thu hoạch
(HBĐT) - Chọn loại na dai quả to, ngon, chính vụ ở cây sai quả vụ trước làm giống đưa vào sản xuất, áp dụng đúng kỹ thuật trồng, chăm sóc, vườn na rộng 2.000 m2 của hộ gia đình ông Cao Xuân Đàm ở xóm Mỗ 1, xã Bình Thanh (Cao Phong) đang bước vào mùa thu hoạch. Những quả na to đều, lúc lỉu khắp các cành cao, cành thấp là thành quả cho những nỗ lực của người chủ khu vườn trong khôi phục lại diện tích trồng na dai lâu nay bị xem là giá trị kinh tế thấp.
Từng có thời điểm, nhiều hộ trồng cây ăn quả phá bỏ vườn tạp đã chuyển trồng na sang trồng bưởi Diễn, ổi và một số loại cây đặc sản khác. Chính vì vậy mà diện tích na ở các địa phương ngày càng ít đi. Nhưng ông Đàm đã không nghĩ vậy, ông cho rằng, nếu chọn được đất trồng phù hợp, chịu khó đầu tư thâm canh, giá trị cũng như hiệu quả kinh tế, cây na dai mang lại hoàn toàn có thể bằng, thậm chí cao hơn so với các loại cây ăn quả đặc sản khác. Theo đó, năm 2009, ông Đàm dành 2.000 m2 đất vườn của gia đình để trồng na. Cũng vào thời điểm đầu năm 2009, ông bắt tay vào việc trồng. Vừa nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ những người có kinh nghiệm trồng na lâu năm, ông vừa miệt mài cải tạo đất vườn. Để hình thành vườn na theo đúng quy trình hướng dẫn, ông bỏ công đào hố sâu, rộng 50 cm, giữ đúng khoảng cách hố cách hố, hàng cách hàng 3m x 3m, bón lót cho na bằng một lượng phân chuồng và phân hữu cơ nhất định trước khi đem trồng.
Đây là năm thứ ba kể từ khi ông Đàm đưa cây na dai vào thâm canh, cũng là năm thứ hai vườn na của gia đình ông được thu hoạch quả. Theo ông kể lại, năm 2010, mới bước sang tuổi thứ 2, vườn đã ra quả bói. Nhìn những quả na mở mắt tròn xoe, quả nào cũng cỡ bằng cái bát ăn cơm, ông mừng vui. Tuy lượng quả bói không nhiều nhưng ông tin những vụ tiếp theo, hiệu quả của vườn na có tới 150 gốc sẽ thấy rõ, bõ công ông chăm sóc, vun trồng. Hết vụ thu quả bói năm ấy, ông tập trung nhiều hơn vào bón phân, làm cỏ kết hợp vun gốc cho cây, đồng thời áp dụng kỹ thuật mới vào quá trình chăm sóc. Với kỹ thuật mới này, ông đốn, tỉa bớt cành của cây na cho thoáng, duy trì chiều cao từ 1,5 – 1,8 m giúp na tăng khả năng chống chịu thời tiết gió bão mà không bị ảnh hưởng đến bộ rễ, lại không tốn thức ăn nuôi cành vô hiệu. Mùa ra hoa, đậu quả, quả na sẽ tập trung vào thân và cành thấp, cho quả to, đẹp, việc thụ phấn và thu hoạch nhờ cành, tán cây thấp cũng trở nên thuận lợi hơn.
Kể từ đầu vụ thu hoạch na năm 2011 đến nay, gia đình ông Đàm đã thu hái hàng chục lần, mỗi lần thu từ 20 – 30 kg quả. Với giá bán tại vườn 20.000 đồng/kg na dai như hiện nay, ông Đàm có được nguồn thu không hề nhỏ. Bình quân, mỗi cây na trong vườn nhà ông đậu từ 30 – 35 quả, mỗi quả có trọng lượng từ 250 – 350g. Ước đến cuối vụ, với 150 gốc na trên diện tích 2000 m2 , ông thu được từ 1,2 – 15 tấn quả, thấp nhất cũng cho thu trên 20 triệu đồng/vụ. Với mô hình trồng na dai đang áp dụng tại vườn nhà, ông Đàm khẳng định: Chỉ với chi phí đầu tư phân bón, nếu được thâm canh theo đúng quy trình, cây na dai có thể mang lại thu nhập từ 100 – 200 triệu đồng/ha.
Bùi Minh
(HBĐT) - Phiên chợ Xăm Khòe đông vui, tấp nập hơn hẳn mọi khi, không khí phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” náo nức như trẩy hội. Xách theo lỉnh kỉnh các món đồ từ gian hàng thực phẩm, bà Hà Thị Phấn, xóm Khòe, xã Xăm Khòe (Mai Châu) ghé vào gian hóa mỹ phẩm chọn thêm bột giặt, nước rửa bát mang về. Bà Phấn cho biết: Nghe loa đài xóm thông báo từ mấy hôm trước, bà con trong xóm háo hức đợi đến ngày diễn ra phiên chợ hàng Việt. Từ 6 giờ sáng, tôi đã đến đây để thăm quan, mua sắm. ấn tượng nhất với tôi là được tiếp cận các sản phẩm Việt có chất lượng do những nhà SX, nhà phân phối trong tỉnh đem đến, giá cả hợp với mức thu nhập của người dân khu vực nông thôn.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Kỳ Sơn đã tiếp đón được gần 13.000 lượt khách du lịch đến thăm quan và nghỉ dưỡng, gần bằng với cả năm 2010 trên 15.000 lượt khách. Doanh thu năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 của huyện Kỳ Sơn đạt 2.613 triệu đồng.
Ngày 13.9, Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị về tăng cường mối liên kết trong chuỗi cung ứng để góp phần bình ổn giá đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu.
Lần đầu tiên 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Campuchia, Lào, Myanmar và VN (CLMV) cùng bàn về việc hợp tác trở thành một điểm đến chung. Đây cũng là lúc để mổ xẻ những hạn chế của ngành du lịch nhằm tìm ra giải pháp khai thác hiệu quả các cơ hội phát triển mới.
Bộ Tài chính vừa có văn bản 12034 /BTC-CST gửi Bộ Công Thương trả lời về các kiến nghị liên quan đến thuế, phí và giá cả nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có lĩnh vực điện.
Bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, để xuất khẩu bền vững vào thị trường EU, doanh nghiệp da giày phải nắm được những quy định, diễn biến thị trường, tránh tăng trưởng đột biến khiến cho các nước EU hay nhất là những nước có ngành da giày phát triển thấy bất ổn.