(HBĐT) - Ông Đỗ Việt Triều, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Hòa Bình cho biết: Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 57 dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh. Trong đó có 28 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, 21 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch - dịch vụ, 2 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 1 dự án trồng rừng và 1 dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái.
Trong tổng số 57 dự án thì có 50 dự án đầu tư trong nước và 7 dự án đầu tư nước ngoài. Việc thu hút đầu tư vào địa bàn trong những năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã chủ động vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa Nghị quyết vào quá trình phát triển KT-XH địa phương. Duy trì, đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất TTCN có tiềm năng. Đồng thời, thực hiện chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào địa bàn. Chủ động xây dựng, đề xuất cơ chế hấp dẫn để huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và các tổ chức KT-XH trên địa bàn tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là thu hút, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp như KCN bờ trái sông Đà, Cụm công nghiệp Yên Mông, Chăm Mát. Trong đó, ưu tiên những doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh sử dụng công nghệ sạch, đảm bảo môi trường, giải quyết tạo việc làm cho lao động địa phương.
Ông Đỗ Việt Triều, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố cho biết thêm: Trên cơ sở Quyết định số 04 ngày 21/4/2011 của UBND tỉnh về ban hành Quy định quản lý và khuyến khích đầu tư tại tỉnh, UBND thành phố đã có chủ trương thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Để thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đầu tư vào địa bàn, UBND thành phố đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện nhanh thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Ngoài ra, thành phố cùng với doanh nghiệp triển khai thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, trong 5 năm qua, thành phố cũng đã quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước đồng bộ, có tính liên kết giữa các khu, cụm công nghiệp và liên kết vùng miền như đường Hữu Nghị, đường Trương Hán Siêu, Phùng Hưng...
Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, theo định hướng phát triển KT-XH thành phố giai đoạn 2011 - 2020 sẽ tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển mạnh lĩnh vực thương mại, dịch vụ và chú trọng phát triển các loại hình kinh doanh cá thể. Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất, thành phố cũng luôn chú trọng công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất sản xuất bằng việc mở các lớp dạy nghề TTCN, chăn nuôi.
Có thể nói, với việc đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo sức bật cho thành phố một cách nhanh, mạnh, bền vững và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH cho các địa phương trong toàn tỉnh. Theo đó, dự tính đến năm 2015 cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 50%. Thu nhập bình quân năm 2015 ước đạt khoảng 40 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 100 triệu đồng/năm. Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 2.500 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 40%. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) giảm còn dưới 2%...
Mạnh Hùng
Quỹ bình ổn xăng dầu đã được triển khai và thực hiện từ đầu năm 2009. Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện đã có một số ý kiến khác nhau về cơ sở pháp lý, cách thức trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ. Mới đây, Bộ Tài chính đã có báo cáo đánh giá toàn cảnh về việc hình thành, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
(HBĐT) - Phiên chợ Xăm Khòe đông vui, tấp nập hơn hẳn mọi khi, không khí phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” náo nức như trẩy hội. Xách theo lỉnh kỉnh các món đồ từ gian hàng thực phẩm, bà Hà Thị Phấn, xóm Khòe, xã Xăm Khòe (Mai Châu) ghé vào gian hóa mỹ phẩm chọn thêm bột giặt, nước rửa bát mang về. Bà Phấn cho biết: Nghe loa đài xóm thông báo từ mấy hôm trước, bà con trong xóm háo hức đợi đến ngày diễn ra phiên chợ hàng Việt. Từ 6 giờ sáng, tôi đã đến đây để thăm quan, mua sắm. ấn tượng nhất với tôi là được tiếp cận các sản phẩm Việt có chất lượng do những nhà SX, nhà phân phối trong tỉnh đem đến, giá cả hợp với mức thu nhập của người dân khu vực nông thôn.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Kỳ Sơn đã tiếp đón được gần 13.000 lượt khách du lịch đến thăm quan và nghỉ dưỡng, gần bằng với cả năm 2010 trên 15.000 lượt khách. Doanh thu năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 của huyện Kỳ Sơn đạt 2.613 triệu đồng.
Ngày 13.9, Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị về tăng cường mối liên kết trong chuỗi cung ứng để góp phần bình ổn giá đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu.
Lần đầu tiên 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Campuchia, Lào, Myanmar và VN (CLMV) cùng bàn về việc hợp tác trở thành một điểm đến chung. Đây cũng là lúc để mổ xẻ những hạn chế của ngành du lịch nhằm tìm ra giải pháp khai thác hiệu quả các cơ hội phát triển mới.
Bộ Tài chính vừa có văn bản 12034 /BTC-CST gửi Bộ Công Thương trả lời về các kiến nghị liên quan đến thuế, phí và giá cả nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có lĩnh vực điện.