Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín tại Thủ đô tăng nhẹ ở mức 0,2% so với tháng trước, tăng 21,74% so cùng kỳ năm 2010. Đây cũng là tháng có mức tăng CPI thấp nhất trong một năm qua tại Hà Nội.

 

                       (Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN)
Trong tháng Chín có 3 nhóm hàng gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; giao thông có chỉ số giá giảm nhẹ ở mức từ 0,01 đến 0,56% so với tháng trước.

Các nhóm hàng còn lại, ngoại trừ nhóm bưu chính viễn thông vẫn giữ nguyên, đều có mức tăng nhẹ so với tháng Tám và chủ yếu tăng dưới 1%. Riêng mức tăng trên 1% của nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là do trong nhóm này có đồ trang sức tăng giá với việc giá vàng tăng mạnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc một số nhóm hàng trong tháng có chỉ số giá giảm nhẹ đã góp phần quan trọng kìm đà tăng của CPI tại Hà Nội. Việc CPI của Hà Nội tiếp tục tăng chậm lại tính từ tháng Sáu trở lại đây cho thấy những chính sách bình ổn giá của thành phố đã phát huy hiệu quả đối với việc giảm tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng nếu tính chung cả 9 tháng đầu năm nay thì tốc độ tăng giá vẫn ở mức cao, bởi tăng tới 17,76% so với 9 tháng đầu năm trước, trong khi năm 2010, tốc độ này là 9,05%.

Đáng lo hơn, tăng cao nhất trong thời gian này vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 31,27% so cùng kỳ), trong đó nhóm hàng thực phẩm tăng mạnh kéo dài suốt tám tháng qua, chỉ đến tháng Chín mới có xu hướng giảm. Đồng thời, các chuyên gia dự báo CPI tháng cuối năm nay tăng 19,39% so với tháng cuối năm trước; CPI năm 2011 tăng 18,4% so với năm 2010.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, thời gian qua, giá cả hàng hóa tăng liên tục, kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến mặt bằng giá trong nước và đã tạo nên một mặt bằng giá mới.

Nguyên nhân của tình trạng này là do thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng khiến nguồn cung cấp hàng thực phẩm tươi sống cho thị trường bị giảm mạnh, giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng.

Thêm vào đó, giá xăng, điện tăng trong những tháng đầu năm đã tác động dây chuyền đến việc tăng giá một loạt các hàng hóa tiêu dùng khác. Đặc biệt, áp lực vốn và lãi suất ngân hàng cao đã khiến chi phí đầu vào của sản xuất tăng.

Ngoài ra, giá cả một số hàng hóa nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới tiếp tục có diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến mặt bằng giá trong nước.

Trong tháng Chín, tuy không tính vào CPI nhưng so tháng trước, chỉ số giá vàng tăng 14,66%, chỉ số giá USD tăng 0,77%./.
 
 
                                                                                Theo TTXVN

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục