Hộ gia đình xã Hợp Hòa (Lương Sơn) phát triển chăn nuôi lợn thương phẩm.
(HBĐT) - Những năm qua, công tác chăn nuôi được huyện Lương Sơn đặc biệt chú trọng, coi đây là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của địa phương. Theo thống kê trong nhân dân, toàn huyện có gần 11.000 con trâu, trên 4.300 con bò và trên 60.000 con lợn, khoảng 600.000 con gia cầm. Thêm vào đó còn phát triển trên 100 con bò sữa, trong đó có 65 con cho sữa, sản lượng sữa xấp xỉ 300 tấn.
Để giúp người dân phát triển chăn nuôi ổn định, thích nghi với phương thức sản xuất chăn nuôi hàng hóa, huyện đã có nhiều chương trình đầu tư phát triển chăn nuôi như: chương trình Sind hóa đàn bò, hình thành các khu chăn nuôi theo hướng tập trung, chăn nuôi bò lấy sữa cùng nhiều chính sách khuyến khích nông dân trong xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ đó, trên địa bàn xuất hiện và hình thành ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao. Đáng chú ý, trong tổng số 69 mô hình, trang trại chăn nuôi, toàn huyện đã có 5 trang trại đạt tiêu chí mới của Bộ NN& PTNT. Các trang trại đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 500 lao động tại địa phương.
Gia trại chăn nuôi gà của ông Nguyễn Văn Bằng, Vũ Văn Tuấn ở xóm Tân Hòa, xã Hòa Sơn là những điển hình chăn nuôi theo hướng thương phẩm, quy mô từ 4.000- 8.000 con/lứa, cho xuất từ 13 – 22 tấn thịt/lứa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình mà còn giải quyết việc làm cho hàng chục lao động. Công ty TNHH Thành Long ở xóm Tốt Yên, xã Cư Yên chăn nuôi 300 con lợn/lứa, tạo việc làm cho 12 lao động; mô hình chăn nuôi gà thương phẩm của ông Trần Cao Bình, xóm Đồng Ỷ, xã Cư Yên có quy mô 32.000 con, xuất 80 tấn/lứa, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động… cũng là những điển hình mô hình, trang trại, gia trại chăn nuôi đang được huyện Lương Sơn nhân rộng
Kinh tế trang trại trên địa bàn có bước phát triển khá, giá trị sản xuất cao, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Để hỗ trợ nông dân trong chuyển giao KH- KT, ngành nông nghiệp huyện đã kết hợp với các ngành, đoàn thể, trường CĐ NN& PTNT Bắc Bộ, Trung tâm giống vật nuôi – thủy sản tỉnh và các xã, thị trấn tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con. Bình quân mỗi năm, trạm KN xây dựng 4 mô hình chăn nuôi ở các xã. Bên cạnh đó tổ chức hoặc tạo điều kiện cho một số nông dân đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm quản lý mô hình, trang trại chăn nuôi tại tỉnh bạn.
Ông Nguyễn Anh Đức – Trưởng phòng NN & PTNT huyện khẳng định: Phương thức chăn nuôi trang trại, gia trại đang được các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đẩy mạnh phát triển, tạo điều kiện áp dụng KHKT vào sản xuất chăn nuôi, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường, xử lý tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Sản lượng thịt hơi, trứng, sữa bò nhờ áp dụng công nghệ mới và phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung đã góp phần tăng giá trị sản xuất. Đáng kể nhất là tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm tới trên 50% giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp của huyện Lương Sơn. Cũng theo ông Đức, thị trường đầu ra ngành chăn nuôi duy trì ổn định, ngoài thị trường tỉnh còn đáp ứng nhu cầu hàng hóa phục vụ thủ đô và các tỉnh vùng lân cận. Đây cũng là hướng đi đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp được huyện xác định tập trung mở rộng trong những năm tiếp theo.
Bùi Minh
(HBĐT) - Có dịp đi thăm các mô hình phát triển kinh tế của các hội viên phụ nữ phường Phương Lâm theo lời giới thiệu của chị Bùi Thị Kiều Hoa, Chủ tịch Hội PN phường mới thấy được sự đa dạng trong các ngành nghề SX-KD, sự năng động, nhạy bén, cần cù, ham học hỏi của các hội viên phụ nữ góp phần vào sự phát triển KT-XH chung của phường.
Cuộc tranh luận với nhiều lời lẽ hiếm khi thấy đã hé lộ nhiều thông tin mà hàng triệu người dân chưa được biết, như lời một chuyên gia: “Xăng dầu VN tù mù cả trong giải trình”.
Hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của VN như càphê Buôn Ma Thuột, càphê DakLak, nước mắm Phú Quốc bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm dụng và đăng ký bảo hộ đã cho thấy việc quản lý và khai thác thương hiệu quốc gia đang rơi vào tình trạng của chung ít ai lo.
Dệt may đã đạt được những đột phá vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu (XK) trong gần 3 quý đầu năm 2011, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 30%. Tuy nhiên, với tác động kinh tế ngày một xấu đi tại những thị trường chính như Mỹ, EU, cùng với đó là sự gia tăng chi phí đầu vào trong sản xuất, XK dệt may sẽ về đích không suôn sẻ như dự báo.
Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín tại Thủ đô tăng nhẹ ở mức 0,2% so với tháng trước, tăng 21,74% so cùng kỳ năm 2010. Đây cũng là tháng có mức tăng CPI thấp nhất trong một năm qua tại Hà Nội.
Thị trường đã phát tín hiệu tăng trong suốt phiên giao dịch New York, giá quay lại mốc trên 1.800 USD. Tuy nhiên đà tăng này không được duy trì bền vững khi bước vào phiên giao dịch châu Á sáng nay.