Gửi tiền vào ngân hàng nhưng bị “sếp” chi nhánh ngân hàng cấu kết với một giám đốc doanh nghiệp đóng dấu bảo lãnh phong tỏa. Không lấy được tiền đã gửi, người dân tiếp tục kéo đến bao vây ngân hàng.
Sự việc trên xảy ra vào ngày 22/9 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank chi nhánh Hùng Vương (số 131 Kinh Dương Vương, P.12, Q.6, TPHCM).
Vào thời điểm này, dù trời mưa khá to nhưng những nạn nhân vẫn kiên nhẫn đội mưa mang băng rôn căng trước chi nhánh ngân hàng nên gây sự chú ý của rất nhiều người đi đường. Nguyên nhân sự việc là do người dân gửi vốn vào ngân hàng nhưng bị chiếm đoạt luôn. Sự việc kéo dài hơn 2 năm nhưng vẫn không được giải quyết nên người dân tiếp tục bao vây ngân hàng để đòi tiền.
Theo kết luận điều tra của công an TPHCM, sự việc bắt đầu từ việc bà Bùi Thị Kiên Hà, Giám đốc Công ty Đại Việt Bảo dù không có vốn nhưng vẫn lập công ty, ký hợp đồng mua sắt, nhập khẩu phân bón… Để có tiền, Hà đã móc nối với ông Phạm Khắc Đại Điền, nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hùng Vương (Q.6, TPHCM) thỏa thuận về việc giúp Hà không phong tỏa tài sản tiền gửi đồng sở hữu của Hà và khách hàng khi khách hàng cho vay để Hà có thể rút ra sử dụng. Được sự trợ giúp của Điền, Hà tiến hành huy động vốn vào tài khoản tại Ngân hàng Agribank.
Kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Công an TPHCM nêu rõ: “Bà Hà có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bốn cá nhân. Các khoản tiền này đã được ông Điền đại diện cho ngân hàng Agribank ký, đóng dấu bảo lãnh phong tỏa. Vì vậy trách nhiệm bồi thường dân sự thuộc về Ngân hàng Agribank chi nhánh Hùng Vương”. Trước những sai phạm trên, ông Điền và bà Hà đã bị bắt tạm giam từ cuối năm 2010.
Sự việc đã diễn ra gần 2 năm nhưng đến nay chi nhánh ngân hàng này vẫn chưa giải quyết cho người dân. Nạn nhân Đào Đức Hoạt bức xúc: “Số tiền dùng để cho bà Hà vay, gia đình tôi đã phải đi huy động từ bạn bè, người thân. Nay mỗi tháng phải trả lãi cho người ta hàng trăm triệu đồng. Để có tiền đi lại từ TPHCM ra Hà Nội đòi tiền chính đáng của mình, tôi đã phải bán một số tài sản, bán đất…”.
Trong một thư trả lời ông Hoạt, ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Agribank cho hay, về phía ngân hàng Agribank chi nhánh Hùng Vương cũng có một phần lỗi, nhưng việc xem xét, đánh giá mức độ lỗi thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng. Trong văn bản trả lời khách hàng, ông Tân còn cho biết đây là vụ việc có tính chất phức tạp do có giai đoạn trung gian, ngay khi có kết quả xử lý chính thức của cơ quan cảnh sát điều tra, ngân hàng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 tháng từ ngày Công an TPHCM ra kết luận điều tra, ngân hàng Agribank vẫn làm ngơ trong việc trả lại tiền.
Sáng 22/9, khi ghi nhận sự việc, chúng tôi đã đến chi nhánh ngân hàng Agribank Hùng Vương đề nghị gặp lãnh đạo chi nhánh để tìm hiểu thông tin. Sau khi kiểm tra giấy tờ, thẻ nhà báo của các phóng viên, nhân viên ngân hàng này bảo đợi một chút. Tuy nhiên, đợi mãi cũng không có ai giải quyết. Khi hỏi lại thì nhân viên này cho biết lãnh đạo đang bận và mời các phóng viên làm việc vào dịp sau.
Theo DanTri
Trong những ngày qua, thời tiết không thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng khiến giá rau xanh tăng mạnh, trong khi đó thực phẩm vẫn đứng giá.
(HBĐT) - Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng đang triển khai kế hoạch đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn nhằm phát hiện những thủ tục hành chính còn phiền hà, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, đề cao trách niệm công vụ trong giải quyết các thủ tục hành chính theo ngành, lĩnh vực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển SX-KD.
(HBĐT) - Có dịp đi thăm các mô hình phát triển kinh tế của các hội viên phụ nữ phường Phương Lâm theo lời giới thiệu của chị Bùi Thị Kiều Hoa, Chủ tịch Hội PN phường mới thấy được sự đa dạng trong các ngành nghề SX-KD, sự năng động, nhạy bén, cần cù, ham học hỏi của các hội viên phụ nữ góp phần vào sự phát triển KT-XH chung của phường.
Cuộc tranh luận với nhiều lời lẽ hiếm khi thấy đã hé lộ nhiều thông tin mà hàng triệu người dân chưa được biết, như lời một chuyên gia: “Xăng dầu VN tù mù cả trong giải trình”.
Hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của VN như càphê Buôn Ma Thuột, càphê DakLak, nước mắm Phú Quốc bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm dụng và đăng ký bảo hộ đã cho thấy việc quản lý và khai thác thương hiệu quốc gia đang rơi vào tình trạng của chung ít ai lo.
Dệt may đã đạt được những đột phá vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu (XK) trong gần 3 quý đầu năm 2011, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 30%. Tuy nhiên, với tác động kinh tế ngày một xấu đi tại những thị trường chính như Mỹ, EU, cùng với đó là sự gia tăng chi phí đầu vào trong sản xuất, XK dệt may sẽ về đích không suôn sẻ như dự báo.