Đồng chí Tuấn Minh Cử, Giám đốc Agribank Hòa Bình cùng Ban Giám đốc  thường xuyên kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Đồng chí Tuấn Minh Cử, Giám đốc Agribank Hòa Bình cùng Ban Giám đốc thường xuyên kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

(HBĐT) - Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình (Agribank Hoà Bình) đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển. Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Agribank Hoà Bình, Báo Hòa Bình đã trao đổi với ông Tuấn Minh Cử, thạc sĩ kinh tế, Giám đốc Agribank Hoà Bình về quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Agribank Hoà Bình.

                                                 

PV: Trong 20 năm xây dựng, phát triển và trở thành ngân hàng đóng vai trò chủ lực trong hoạt động đầu tư tín dụng của tỉnh, xin ông cho biết vấn đề vốn đáp ứng cho nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà như thế nào?  

Ông Tuấn Minh Cử: Ngay từ ngày đầu thành lập (1/10/1991), Agribank Hoà Bình đã phải đối mặt với không ít khó khăn: tổng nguồn vốn huy động tại địa phương chỉ có 43 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay 12 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là dư nợ cho vay thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; chất lượng tín dụng thấp, phần lớn là nợ khê đọng, nợ khó đòi... Song, với sự cố gắng nỗ lực vươn lên, 20 năm qua Agribank Hoà Bình đã không ngừng phát triển trở thành một ngân hàng thương mại lớn nhất trên địa bàn, với tổng dư nợ đầu tư cho nền kinh tế tăng gấp 270 lần khi mới thành lập. Dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng mạnh qua các năm, từ 4 tỷ đồng (tháng 10/1991) lên 1.750 tỷ đồng (tháng 10/2011), gấp 437,5 lần khi mới thành lập. Tổng số hộ vay vốn ngân hàng từ 1.200 hộ (năm 1991) lên 66.000 hộ (năm 2011) và hơn 200 DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Agribank Hoà Bình còn chú trọng phát triển mở rộng đối tượng vay với các nhu cầu xuất khẩu lao động, đời sống, tiêu dùng...; đơn giản tối đa thủ tục hồ sơ, áp dụng các hình thức cho vay phù hợp; cùng Hội Nông dân, Hội Phụ nữ lập tổ vay vốn nhằm giảm thiểu thời gian chuyển tải vốn và thủ tục vay, trả nợ của nông dân; đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động SX-KD, dịch vụ nhằm tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế, giải quyết đầu ra cho hộ nông dân và thực sự là bạn đồng hành cùng với các DN nhỏ và vừa với dư nợ bình quân đạt 800 tỷ đồng.

      

Đồng chí Tuấn Minh Cử, Giám đốc Agribank Hòa Bình cùng Ban Giám đốc thường xuyên kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

PV: Được biết, Agribank Hoà Bình luôn chú trọng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới, ông có thể cho biết vài nét về các dịch vụ hiện nay của Agribank Hoà Bình?  

Ông Tuấn Minh Cử: Trong những năm qua, với chủ trương chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại, phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến, Agribank Hòa Bình đã hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Trên cơ sở hệ thống công nghệ và thanh toán hiện đại này, Agribank Hòa Bình đã đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, đơn vị trên địa bàn để triển khai ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới tiện ích. Đến nay, số lượng sản phẩm dịch vụ Agribank Hòa Bình cung cấp ra thị trường đã lên tới trên 150 sản phẩm. Ngoài những sản phẩm truyền thống như cấp tín dụng, thanh toán, chuyển tiền  vẫn đang được đông đảo khách hàng sử dụng, một số sản phẩm mới nổi trội về tính đa lợi ích đang thu hút nhiều khách hàng quan tâm đặc biệt là giới trẻ và công chức như: dịch vụ thẻ (31.000 khách hàng), dịch vụ Mobile Banhking (14.000 khách hàng), dịch vụ trả lương qua tài khoản (165 đơn vị), dịch vụ bảo hiểm bảo an tín dụng (32.000 khách hàng), dịch vụ thấu chi tài khoản, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bán vé máy bay, dịch vụ thanh toán hộ tiền điện, nước, điện thoại... Nguồn vốn của Agribank Hoà Bình ngày càng có sự tăng trưởng. Đến nay, nguồn vốn đã tăng gấp 55 lần khi mới thành lập. Bằng nguồn vốn tự huy động này cùng với nguồn vốn điều hoà chung của của hệ thống Agribank, Agribank Hoà Bình đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn hợp lý để đầu tư phát triển kinh tế địa phương trong suốt 20 năm qua.  

PV: Được đánh giá là ngân hàng chủ lực trên địa bàn tỉnh, ông có thể cho biết đâu là yếu tố chính để Agribank Hoà Bình có những bước phát triển bền vững?  

Ông Tuấn Minh Cử: Từ quan điểm con người là nhân tố quyết định, Ban lãnh đạo Agribank Hoà Bình xác định mục tiêu hàng đầu là phải xây dựng một đội ngũ cán bộ ngân hàng thực sự giỏi về nghiệp vụ, sáng về tâm hồn mới có thể đảm đương được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Từ đó đã luôn quan tâm, động viên, giáo dục cán bộ có ý thức cầu tiến, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ... để phục vụ tốt khách hàng theo phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Với 398 cán bộ hiện có, hầu hết đã qua đào tạo có trình độ đại học và trên đại học. Những cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất tốt được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát huy hết tài năng, tâm huyết phục vụ cho sự nghiệp phát triển chung của ngành. Bộ máy tổ chức ngày càng được củng cố, kiện toàn. Hoạt động của cấp ủy Đảng và các đoàn thể đóng góp vai trò quan trọng trong thành công chung của chi nhánh. Đảng bộ Agribank Hoà Bình liên tục nhiều năm đạt TS-VM xuất sắc. CBVC chi nhánh luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nhờ vậy, từ chỗ ban đầu chỉ có 9 điểm giao dịch, đến nay, Agribank Hoà Bình đã có tới 43 điểm giao dịch (trong đó có 14 điểm giao dịch tự động), tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tiện ích khác.

PV: Trong xu thế cả xã hội cùng đồng hành, hướng đến nhiều hơn tới an sinh xã hội, Agribank Hoà Bình đã có những việc làm thiết thực như thế nào, thưa ông?

Ông Tuấn Minh Cử: Luôn ý thức được trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn trên địa bàn, bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank Hoà Bình tích cực triển khai nhiều hoạt động xã hội, từ thiện. CBVC Agribank Hoà Bình hàng năm đã đóng góp nhiều ngày lương để ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, “Đền ơn - đáp nghĩa”, “Vì trẻ em”, quyên góp ủng hộ xây nhà tình nghĩa, ủng hộ giúp đỡ xã nghèo, trợ giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... với số tiền ủng hộ bình quân hàng năm từ tiền lương trên 200 triệu đồng. Với những đóng góp cho sự phát triển và sự nghiệp đổi mới của của tỉnh cũng như luôn chú trọng đến công tác xã hội, nhiều năm qua, Agribank Hoà Bình đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen: 4 chi nhánh, 1 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba; 4 năm liên tục (2007-2010) được UBND tỉnh tặng cờ doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc cùng nhiều thành tích khác do Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam  trao tặng. Trong thời gian tới, Agribank Hoà Bình xác định sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho sự phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là lĩnh vực tam nông, giữ vững và phát huy thương hiệu Agribank Hoà Bình là ngân hàng đóng vai trò chủ lực trên thị trường tài chính ở nông thôn, đồng hành cùng sự phát triển không ngừng của quê hương Hoà Bình.

PV: Xin cảm ơn ông!  

            

                                                                        H.T (thực hiện)

 

Các tin khác

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh, VP Bank Hoà Bình và đại diện UBND TP Hoà Bình cắt băng khai trường VP Bank Sông Đà.
Đồng chí Trần Đăng Ninh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen UBND tỉnh cho các đơn vị, tập thể.
Giá xăng dầu đang gây nhiều tranh cãi.
Không có hình ảnh

Phân bón Mỹ Việt: Sản xuất “chui” và kém chất lượng

Ngày 22-9, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM đã công bố kết quả bước đầu về những sai phạm tại Công ty CP phân bón Mỹ Việt. Đó là chi nhánh Củ Chi của công ty sản xuất phân bón khi chưa được cơ quan chức năng cho phép, không có các hệ thống xử lý chất thải, điều kiện phòng cháy chữa cháy khi sản xuất phân bón, các sản phẩm nguyên liệu vi phạm về nhãn.

Lương Sơn phát triển chăn nuôi theo mô hình, trang trại

(HBĐT) - Những năm qua, công tác chăn nuôi được huyện Lương Sơn đặc biệt chú trọng, coi đây là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của địa phương. Theo thống kê trong nhân dân, toàn huyện có gần 11.000 con trâu, trên 4.300 con bò và trên 60.000 con lợn, khoảng 600.000 con gia cầm. Thêm vào đó còn phát triển trên 100 con bò sữa, trong đó có 65 con cho sữa, sản lượng sữa xấp xỉ 300 tấn.

Petrolimex phản bác chuyện "lãi to"

Chiều 21/9, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam trần tình với báo chí về việc không có chuyện lãi 780 đồng/lít xăng theo như Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa khẳng định trước đó 1 ngày tại cuộc hội thảo “nảy lửa” giữa hai Bộ Tài chính và Công Thương.

Ngoại giao trước, khởi kiện sau

Ngày 21-9, ông Trần Hiếu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - cho biết đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học - công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Công an và Hiệp hội Cà phê - ca cao VN đề nghị giúp đỡ tỉnh tác động bằng con đường ngoại giao để yêu cầu phía doanh nghiệp Trung Quốc hủy bỏ văn bằng nhãn hiệu “Buôn Ma Thuột” được bảo hộ số bằng 7970830 và phản đối cấp đơn đăng ký bảo hộ logo “Buon Ma Thuot Coffee-1896”.

Rau xanh tăng mạnh, thực phẩm giữ giá

Trong những ngày qua, thời tiết không thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng khiến giá rau xanh tăng mạnh, trong khi đó thực phẩm vẫn đứng giá.

Thiết thực và hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng đang triển khai kế hoạch đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn nhằm phát hiện những thủ tục hành chính còn phiền hà, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, đề cao trách niệm công vụ trong giải quyết các thủ tục hành chính theo ngành, lĩnh vực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển SX-KD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục