Bà Lê Hoàng Oanh phát biểu khai mạc hội thảo.
Ngày 26.9, “Hội thảo và giao thương với Tập đoàn siêu thị Lotte-Hàn Quốc” được tổ chức với sự tham gia gần 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất sắc tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu cho các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.
Sự kiện lần này được tổ chức với sự hỗ trợ của Trung tâm Asean-Hàn Quốc và Cục Xúc tiến thương mại-Bộ Công thương, góp phần tìm kiếm, khai phá thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cạnh tranh lớn nhất tại Việt Nam thông qua hệ thống trung tâm thương mại phát triển trên toàn cầu Lotte Mart để tiến xa hơn đến thị trường nước ngoài. Các mặt hàng xuất khẩu được trưng bày đa dạng từ hàng nông nghiệp, thực phẩm khô, thiết bị nhà bếp cho đến những sản phẩm thời trang,...
Theo bà Lê Hoàng Oanh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương Mại, hội thảo giao thương giữa tập đoàn Lotte Hàn Quốc và các doanh nghiệp Việt Nam là cơ hội rất tốt để doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết thêm thị trường Hàn Quốc, nhằm giúp Việt Nam đẩy mạnh hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc. Đặc biệt, thông qua hệ thống phân phối Lotte, các doanh nghiệp của Việt Nam không chỉ có cơ hội bán hàng trong các siêu thị tại Việt Nam mà còn bán hàng trong các siêu thị toàn cầu.
Giải thích về điều này, ông cũng cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu sang các nước bằng con đường tự giao dịch, chưa có hệ thống, manh mún và đơn lẻ, nhiều doanh nghiệp sản xuất qui mô nhỏ, tính cạnh tranh chưa cao nên xuất khẩu chưa đồng đều sang thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc chưa thấy có sự phản ánh tốt với thị trường.
Ông Pyong Gyu Hong cũng cho biết thêm: “Nếu các sản phẩm của Việt Nam đảm bảo tính cạnh tranh về giá, chất lượng và được người tiêu dùng Hàn Quốc lựa chọn thì thị trường Hàn Quốc sẵn sàng mở cửa để đón nhận”.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Châu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị-Kiêm Giám đốc Cty CP Thúy Đạt, việc xuất khẩu sang Hàn Quốc trong thời gian tới vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt thị trường Hàn Quốc lại có xu hướng nhập khẩu các mặt hàng có tính cạnh tranh về giá hơn là chất lượng, đây là điều bất lợi cho thị trường Việt Nam khi mà đối thủ cạnh tranh vào thị trường Hàn Quốc lại là Trung Quốc.
Một số mặt hàng được giới thiệu tại hội thảo. |
Một trong những chuyên gia mua sắm của Hàn Quốc cũng cho biết, hiện nay một số mặt hàng trên thị trường Hàn Quốc đang được ưa chuộng như: Đồ gia dụng (ghế, gương, móc treo, khăn tắm, túi, hộp,…), đồ tươi, sống (dứa, chuối, súp lơ xanh, tôm, hoa quả lạnh,...) Tuy nhiên, những mặt hàng đó đang được nhập khẩu từ Malaysia, Brazin, Mỹ vì chúng có thương hiệu và được khẳng định trên thị trường.
Ông Pyong Gyu Hong cho biết, đối với Việt Nam nên tận dụng những loại sản phẩm đặc trưng của vùng miền như các loại nước chấm, gạo, mỳ gạo, thủy sản, hoa quả nhiệt đới và tiến tới đồ ăn nhanh Việt Nam như: Mít sấy, hoa quả khô, bánh quy, nước ngọt,… như vậy sẽ thu hút người tiêu dùng Hàn Quốc hơn.
Dự tính, doanh thu Lotte Hàn Quốc tại Việt Nam đạt trên 1 triệu USD/năm, và tới năm 2018 đạt 50 triệu USD/năm, đồng thời cam kết sẽ bày bán hàng chất lượng của Việt Nam tại Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia,…ông Pyong Gyu Hong cho biết.
Theo Báo LĐ
Ngay sau khi triển khai chương trình bình ổn quanh năm đối với 9 nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu vào năm 2010, TPHCM cũng đề ra hàng loạt giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện bình ổn hiệu quả nhất. Trên cơ sở các đề án, chiến lược tạo nguồn, sản xuất, kinh doanh và phân phối thực phẩm sạch hiện nay, căn cứ nhu cầu tiêu dùng thực tế của TP, lấy chương trình bình ổn thị trường làm cơ sở, TPHCM đã hình thành chính sách hợp tác, hình thành vành đai cung cấp thực phẩm an toàn.
Lần đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú (ảnh) đã có phản hồi trước áp lực dư luận nhiều ngày qua về quan điểm gần như trái ngược nhau trong xử lý điều hành giá xăng dầu giữa hai bộ Công Thương và Tài chính. Ông Tú nói:
(HBĐT) - Ngày 24/9, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội DNN&V tỉnh đã đăng cai Diễn đàn hợp tác, liên kết, phát triển Hiệp hội DNN&V các tỉnh miền núi phía Bắc với chủ đề “Vai trò của Hội DN trong phát triển kinh tế- xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
(HBĐT) - Ngày 24/9, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank Hoà Bình) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (01/10/1991- 01/10/2011). Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo ngân hàng Agribank Việt Nam, các đồng chí nguyên là cán bộ Agribank Hoà Bình qua các thời kỳ.
(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh luôn đóng vai trò ngành huyết mạch nền kinh tế. Vốn ngân hàng đã góp phần thúc đẩy, khai thác tiềm năng kinh tế của tỉnh... hàng ngàn ha cây công nghiệp, nhiều công trình nhà máy, cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn, đặc biệt các chương trình, chính sách lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đều có sự tham gia vốn của Ngân hàng. Trong đó, khẳng định sự đóng góp của Ngân hàng No&PTNT Hoà Bình là vô cùng quan trọng.
Khoảng 2 tuần nay, trên các tuyến đường ra cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hòa), Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Sóc Giang (Hà Quảng), Pò Peo (Trùng Khánh), Lý Vạn, Thị Hoa (Hạ Lang)… của tỉnh Cao Bằng, hàng trăm xe container đỗ ngổn ngang chờ xuất hàng.