Lần đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú (ảnh) đã có phản hồi trước áp lực dư luận nhiều ngày qua về quan điểm gần như trái ngược nhau trong xử lý điều hành giá xăng dầu giữa hai bộ Công Thương và Tài chính. Ông Tú nói:

- Nghị định 84 không phải là nghị định thả nổi giá xăng dầu. Nghị định 84 chỉ là một bước trong lộ trình thị trường hoá xăng dầu theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Gần đây nhất trong Nghị quyết 11/CP, Chính phủ đã nhắc lại vấn đề này “chủ động điều hành linh hoạt giá xăng dầu, bảo đảm giá xăng dầu trong nước bám sát giá xăng dầu thế giới”. Tôi xin nói mấy điều để thấy rõ vấn đề này. Thứ nhất: Nghị định 84 cho phép DN điều chỉnh giá khi thị trường biến động ở mức 7%. Còn từ mức 7% trở lên thì có sự tham gia của Nhà nước. Thứ hai: Việc điều chỉnh giá, DN chỉ trên cơ sở biến động 30 ngày, chứ không phải trên cơ sở biến động tức thời. Thứ ba: Chỉ được điều chỉnh giá tiếp sau tối thiểu là 10 ngày dù thị trường có bất cứ biến động nào. Thứ tư: Việc điều chỉnh giá của DN phải được báo cáo liên bộ Tài chính - Công Thương và tổ điều hành giá xăng dầu do Bộ Tài chính làm tổ trưởng và Bộ Tài chính có quyền phủ quyết.

Về vấn đề độc quyền của DN trên thị trường, tỉ lệ thị phần chỉ là một yếu tố để đánh giá. Còn có nhiều yếu tố khác cần tính đến. Thứ nhất: Các DN đầu mối xăng dầu hiện nay đều là DNNN nên chịu sự quản lý gắt gao chặt chẽ của Nhà nước thông qua quản lý tài chính DN của Bộ Tài chính. Bởi vậy, bên cạnh các nhiệm vụ kinh tế (lợi nhuận, lỗ lãi) thì các DN này thường xuyên phải đảm nhiệm nhiệm vụ chính trị. Thứ hai: Thực tế cho đến ngày hôm nay, việc quyết định giá dù giảm hay tăng đều do Nhà nước quyết định thông qua sự thống nhất giữa hai bộ Tài chính, Công Thương và bằng quyết định của Bộ Tài chính.

Trong bối cảnh như vậy thì cũng dễ hiểu DN có thể độc quyền được hay không?

Lâu nay, quan điểm của liên bộ Tài chính - Công Thương khá đồng nhất trong vấn đề xăng dầu, vì sao lại có chuyện Bộ trưởng Bộ Tài chính nói rằng ở thời điểm giảm giá xăng 26.8, DN đang lãi 780đ/lít, mà Bộ Công Thương vẫn khẳng định là DN lỗ, liệu có quan liêu không?

- Lỗ, lãi là khái niệm rất khác nhau. Khi tôi nói DN đang lỗ tức là lỗ tích lũy lại của DN kể từ khi thực hiện NĐ 84, do Nhà nước điều hành để thực hiện nhiệm vụ chính trị. Thứ hai, cái lỗ mà người ta thường nói tới là lỗ theo ngày cụ thể, chính là lỗ mà anh Lộc An và anh Huệ (Bộ trưởng Vương Đình Huệ - PV) tranh luận, nhưng nó phụ thuộc vào cách tính. Cách tính của anh Lộc An rất minh bạch, là dựa trên công thức tính giá cơ sở do Bộ Tài chính xây dựng. Còn cách tính mà anh Huệ công bố (tại thời điểm trước khi giảm giá xăng ngày 26.8), là Petrolimex lãi 780đ/lít xăng thì chúng tôi không được biết, vì chưa bao giờ anh Huệ công bố cách tính đó, cũng như con số đó chỉ được anh Huệ đưa ra tại cuộc hội thảo ngày hôm đó. Tôi nghĩ rằng, nếu Bộ Tài chính công bố cách tính của mình thì sẽ rõ ràng ngay.

Ông cũng nói rằng, nếu DN lỗ quá sức chịu đựng thì có nguy cơ ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu, “vỡ” hệ thống phân phối. Nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính lại cho rằng DN đừng dọa Nhà nước. Vậy sự thực là đâu?

- Đã là kinh doanh thì DN nào khi lãi cũng muốn bán thật nhiều, khi lỗ thì muốn bán ít để duy trì khách hàng. Xăng dầu cũng tương tự thôi. Tuy nhiên vì nhiệm vụ chính trị, tùy thời điểm, DN xăng dầu phải chịu một khoản lỗ tích lũy đến nay khá lớn. Trước đây, NĐ 55 là Nhà nước bù lỗ, nhưng chuyển sang NĐ 84 thì Nhà nước không bù nữa. Do đó, khi giá thấp, DN lỗ thêm và tích lũy lỗ. Để giảm lỗ, các DN đầu mối đều có tâm lý giảm lượng hàng nhập về, đồng thời, giảm hoa hồng cho hệ thống tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ. Khi hoa hồng giảm sâu, các cửa hàng lẻ cũng không muốn bán nữa. Điều này đã xảy ra vào đầu năm 2011, khi nhiều cây xăng đồng loạt tìm cách nghỉ bán hàng, gây thiếu nguồn cung. Như vậy, tưởng như được lợi trong ngắn hạn (giá rẻ), nhưng không có xăng dầu cung cấp, cũng như không có cây xăng nào bán phục vụ cho mục đích tiêu dùng thì suy cho cùng giá rẻ mà có hại cho người tiêu dùng.

Nói vậy thì DN lỗ thật và việc dọa Nhà nước chỉ là cách nói?

- Với tư cách là người quản lý các DN xăng dầu, tôi khẳng định là chưa có DN nào dọa cả. Có chăng, tôi mới là người dọa các DN về chuyện sẽ rút giấy phép. Nhưng như tôi đã nói, điều hành không chỉ cần sự quyết liệt, cứng rắn mà còn cần phải đúng, hợp lý, có tình. Thực tế đã có những thời điểm DN gánh lỗ thay Nhà nước, một số DN đã trì hoãn không NK xăng dầu. Chúng tôi bên cạnh việc nhắc nhở, nhưng vẫn động viên để DN tiếp tục nhập hàng về đảm bảo nguồn cung, chỉ dọa chứ không xử phạt nặng ngay lập tức. Vì chúng tôi hiểu cái khó của DN vì đâu mà không nhập hàng.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

 

                                                                                 Theo Báo LĐ

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục