Khoảng 2 tuần nay, trên các tuyến đường ra cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hòa), Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Sóc Giang (Hà Quảng), Pò Peo (Trùng Khánh), Lý Vạn, Thị Hoa (Hạ Lang)… của tỉnh Cao Bằng, hàng trăm xe container đỗ ngổn ngang chờ xuất hàng.

 

Tình trạng này đã gây ách tắc giao thông nghiêm trọng, ảnh hướng đến việc đi lại của người dân, gây dư luận không tốt trong xã hội.

Việc “nằm đường” chờ xuất hàng khiến cho các chủ hàng của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc bị tổn thất kinh tế nghiêm trọng.

Bà Nguyễn Thị Hoa, một chủ hàng người Hải Phòng, cho biết nếu thuận buồm xuôi gió, chi phí cho một xe container đi từ Hải Phòng lên đến các cửa khẩu tại Cao Bằng khoảng 80 triệu đồng. Nếu phải “nằm đường” trong một thời gian dài như thế này kinh phí bị đội lên khoảng 20-30% nữa khiến nhiều chủ hàng bị thua lỗ.

Do hàng hóa lên các cửa khẩu ở Cao Bằng chủ yếu là hàng đông lạnh nên muốn để lâu ngày trong xe, phải cắm điện để bảo quản lạnh. Do vậy, nhiều xe không tìm được chỗ nạp điện nên phải chạy lòng vòng để tìm nguồn điện gây phát sinh xăng dầu vận tải, thậm trí có những xe phải hủy toàn bộ hàng do bị hư hỏng và phải bồi thường cho chủ hàng Trung Quốc.

Trong khi các chủ hàng “méo mặt” vì không xuất được hàng thì nhiều người dân lại hái ra tiền nhờ các dịch vụ ăn theo. Nắm bắt được tình trạng phải nạp điện của các xe container, nhiều người dân trên các tuyến đường ra cửa khẩu đã đầu tư riêng một đường điện ba pha để làm dịch vụ. Bình quân mỗi xe muốn đủ lạnh, phải nạp điện từ 8 đến 16 giờ, giá cho mỗi giờ là 70.000-80.000 đồng. Như vậy trừ đi số tiền phải trả cho điện lực mỗi giờ họ cũng kiếm được 50.000 đồng/xe.

Anh Nông Văn Bộ là một người bán giải khát trên tuyến đường từ thị xã Cao Bằng đi cửa khẩu Tà Lùng nói: “Do có mặt bằng rộng nên hơn chục ngày nay, nhà em lúc nào cũng có gần chục xe vào nạp điện, mỗi ngày trừ chi phí đi em bỏ túi 3-5 triệu đồng tiền. Đó là chưa kể đến tiền thu được của các lái xe từ việc ăn uống và thuê phòng trọ.”

Hiện nay, do không chịu được cước phí phụ trội và để bảo quản hàng hóa nhiều chủ hàng đã phải cho xe quay trở về Hải Phòng để bảo quản trong các kho lạnh.

Theo ông Hà Ngọc Chiến, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cao Bằng, nguyên nhân của tình trạng xe nằm chờ xuất hàng là do yêu cầu  của tỉnh về việc quản lý chặt việc vận chuyển hàng hóa qua các tuyến đường không đảm bảo chất lượng. Tập trung hàng hóa xuất nhập khẩu qua 2 cửa khẩu chính là Tà Lùng và Hùng Quốc vì các tuyến đường này tương đối đảm bảo về trọng tải. Đối với các cửa khẩu khác muốn xuất hàng, phải sang tải cho phù hợp với trọng tải quy định.

Thông tin từ Cục Hải quan Cao Bằng cho biết thêm trong khi tỉnh Cao Bằng chỉ cho  phép xuất khẩu hàng hóa qua 2 cửa khẩu chính là Tà Lùng và Hùng Quốc thì phía Trung Quốc lại hạn chế hàng hóa đi qua hai cửa khẩu này nên các chủ hàng phải chờ đợi cơ hội xuất hàng.

Thời gian qua, các xe vận tải hàng hóa trọng tải nặng đi qua địa bàn Cao Bằng với lưu lượng lớn, trong khi đó, các tuyến đường không đảm bảo trọng tải nên xuống cấp nhanh chóng.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng như các bến bãi, kho chứa hàng tại các cửa khẩu của tỉnh chưa có nên nảy sinh tình trạng đỗ xe bừa bãi gây ách tắc giao thông liên tục, ảnh hưởng xấu đến các phương tiện tham gia giao thông./.

 

                                                                                Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Tuấn Minh Cử, Giám đốc Agribank Hòa Bình cùng Ban Giám đốc  thường xuyên kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh, VP Bank Hoà Bình và đại diện UBND TP Hoà Bình cắt băng khai trường VP Bank Sông Đà.
Đồng chí Trần Đăng Ninh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen UBND tỉnh cho các đơn vị, tập thể.

Những bất cập trong điều hành giá xăng dầu

Góc khuất trong kinh doanh xăng dầu, vốn chịu tiếng tăng nhanh giảm chậm nhiều năm qua, đang được xới xáo lên sau thông điệp mạnh mẽ của Bộ trưởng Tài chính.

Khách hàng bao vây chi nhánh ngân hàng Agribank đòi tiền

Gửi tiền vào ngân hàng nhưng bị “sếp” chi nhánh ngân hàng cấu kết với một giám đốc doanh nghiệp đóng dấu bảo lãnh phong tỏa. Không lấy được tiền đã gửi, người dân tiếp tục kéo đến bao vây ngân hàng.

Phân bón Mỹ Việt: Sản xuất “chui” và kém chất lượng

Ngày 22-9, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM đã công bố kết quả bước đầu về những sai phạm tại Công ty CP phân bón Mỹ Việt. Đó là chi nhánh Củ Chi của công ty sản xuất phân bón khi chưa được cơ quan chức năng cho phép, không có các hệ thống xử lý chất thải, điều kiện phòng cháy chữa cháy khi sản xuất phân bón, các sản phẩm nguyên liệu vi phạm về nhãn.

Lương Sơn phát triển chăn nuôi theo mô hình, trang trại

(HBĐT) - Những năm qua, công tác chăn nuôi được huyện Lương Sơn đặc biệt chú trọng, coi đây là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của địa phương. Theo thống kê trong nhân dân, toàn huyện có gần 11.000 con trâu, trên 4.300 con bò và trên 60.000 con lợn, khoảng 600.000 con gia cầm. Thêm vào đó còn phát triển trên 100 con bò sữa, trong đó có 65 con cho sữa, sản lượng sữa xấp xỉ 300 tấn.

Petrolimex phản bác chuyện "lãi to"

Chiều 21/9, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam trần tình với báo chí về việc không có chuyện lãi 780 đồng/lít xăng theo như Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa khẳng định trước đó 1 ngày tại cuộc hội thảo “nảy lửa” giữa hai Bộ Tài chính và Công Thương.

Ngoại giao trước, khởi kiện sau

Ngày 21-9, ông Trần Hiếu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - cho biết đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học - công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Công an và Hiệp hội Cà phê - ca cao VN đề nghị giúp đỡ tỉnh tác động bằng con đường ngoại giao để yêu cầu phía doanh nghiệp Trung Quốc hủy bỏ văn bằng nhãn hiệu “Buôn Ma Thuột” được bảo hộ số bằng 7970830 và phản đối cấp đơn đăng ký bảo hộ logo “Buon Ma Thuot Coffee-1896”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục