Huyện Kim Bôi đang tích cực huy động các nguồn vốn hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất. Trong ảnh: Bà con nông dân xã Hợp Kim (Kim Bôi) vui mùa thu hoạc cá.
(HBĐT) - Phấn đấu mỗi năm giảm được 4% hộ nghèo trở lên, đến năm 2015, số hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 23,47% và không còn hộ chính sách, người có công với cách mạng thuộc diện nghèo. Bình quân thu nhập đạt 13 triệu đồng/ người/ năm. Đó là những chỉ tiêu mà Đảng bộ, chính quyền huyện Kim Bôi đã đưa ra cùng với nhóm giải pháp nhằm thực hiện công tác XĐ-GN bền vững bằng chính nội lực của địa phương.
Kim Bôi là huyện có địa bàn rộng, dân cư đông, chủ yếu là dân tộc Mường (chiếm 83%) dân số. Do ảnh hưởng của điều kiện địa lý, tự nhiên, tập quán canh tác, đến nay, Kim Bôi vẫn là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển chậm. Chưa có sản phẩm hàng hóa, sản xuất còn mang tính tự cấp, tự túc nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 2011, số hộ nghèo trong toàn huyện còn chiếm tới 53,79%. Tập trung thực hiện XĐ-GN bền vững, huyện đã đềa ra nhóm giải pháp cụ thể bao gồm cả tuyên truyền, tổ chức và nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và các bước thực hiện cho từng giai đoạn.
Trong công tác truyền, huyện hướng tới mục tiêu làm cho mỗi người dân nhận thức rõ mối quan hệ giữa lao động và việc làm phải có sự tác động của KH-KT, chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, phát triển nông- lâm nghiệp theo hướng chuyên canh, chuyên canh cao. Một mặt, tăng tỷ trọng TTCN, xây dựng, dịch vụ, du lịch và đảm bảo vệ sinh môi trường. Thực hiện tốt công tác quy hoạch KT-XH, xây dựng NTM theo hướng CNH-HĐH. Để giảm nghèo một cách bền vững cần phải tập trung chỉ đạo lồng ghép các chương trình dự án như: vay vốn, hỗ trợ dạy nghề theo Đề án 1956 của chính phủ. Khi đưa ra các chương trình, dự án phải có giải pháp cụ thể, thiết thực để triển khai, thực hiện có hiệu quả.
Mục tiêu trước mắt của huyện là đa dạng hình thức dạy nghề, tạo kiện cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số học nghề, giải quyết việc làm tại chỗ là chính. Đồng thời, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dạy nghề, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường. Đó là nền tảng giải quyết việc làm cho lao động, tăng thời gian lao động có việc làm ở nông thôn từ 80-95% và mỗi năm có khoảng 100 lao động xuất cảnh đi hợp tác lao động ở nước ngoài. Các cấp, ngành cùng quan tâm tạo điều kiện để thu hút các loại vốn đầu tư phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp, TTCN, du lịch, dịch vụ. Đảm bảo cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp chiếm dưới 40%; TTCN-XD chiếm từ 20% trở lên; dịch vụ, du lịch từ 35% trở lên. Cùng với quản lý đất đai và tài nguyên môi trường huyện tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể KT-XH đến năm 2020, quy hoạch 1-2 cụm công nghiệp gồm khu sản xuất vật liệu xây dựng tập trung, làng nghề truyền thống, khu vực khai thác và chế biến nông sản. Tổ chức quy hoạch chi tiết về đầu tư hạ tầng KDC, các chợ thị trấn, thị tứ và 3 xã đạt tiêu chí NTM. Với tiềm năng sẵn có, huyện có cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết đầu tư khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, phát triển TTCN truyền thống. Tiếp tục thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn kết hợp với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng kết cấu hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng du lịch, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ. Trong đó, ưu tiên du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, góp phần tăng việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương.
Một nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách được huyện đưa ra là: tổ chức sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay XĐ-GN, vốn 120 hỗ trợ việc làm. Thực hiện đầu tư đồng bộ, thâm canh toàn diện thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Chăm lo giải quyết cho vay đúng đối tượng hộ chính sách, hộ nghèo và thực hiện đầy đủ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Tăng cường kiểm tra XĐ-GN từ cấp cơ sở để đánh giá hiệu qủa đạt được hàng năm và đề ra phương hướng giảm nghèo cho năm sau. Đồng thời, đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào chỉ tiêu bình xét thi đua, khen thưởng của các ngành, đoàn thể cở sở. Trên cơ sở đó, huy động sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể tập trung chỉ đạo tìm ra giải pháp cụ thể giảm nghèo một cách bền vững.
Thúy Hằng
Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng càphê niên vụ 2011/2012 của Việt Nam có thể tăng lên 1,32 triệu tấn nhờ thời tiết thuận lợi và nông dân mở rộng diện tích trồng càphê.
Ngay sau khi triển khai chương trình bình ổn quanh năm đối với 9 nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu vào năm 2010, TPHCM cũng đề ra hàng loạt giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện bình ổn hiệu quả nhất. Trên cơ sở các đề án, chiến lược tạo nguồn, sản xuất, kinh doanh và phân phối thực phẩm sạch hiện nay, căn cứ nhu cầu tiêu dùng thực tế của TP, lấy chương trình bình ổn thị trường làm cơ sở, TPHCM đã hình thành chính sách hợp tác, hình thành vành đai cung cấp thực phẩm an toàn.
Lần đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú (ảnh) đã có phản hồi trước áp lực dư luận nhiều ngày qua về quan điểm gần như trái ngược nhau trong xử lý điều hành giá xăng dầu giữa hai bộ Công Thương và Tài chính. Ông Tú nói:
(HBĐT) - Ngày 24/9, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội DNN&V tỉnh đã đăng cai Diễn đàn hợp tác, liên kết, phát triển Hiệp hội DNN&V các tỉnh miền núi phía Bắc với chủ đề “Vai trò của Hội DN trong phát triển kinh tế- xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
(HBĐT) - Ngày 24/9, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank Hoà Bình) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (01/10/1991- 01/10/2011). Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo ngân hàng Agribank Việt Nam, các đồng chí nguyên là cán bộ Agribank Hoà Bình qua các thời kỳ.
(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh luôn đóng vai trò ngành huyết mạch nền kinh tế. Vốn ngân hàng đã góp phần thúc đẩy, khai thác tiềm năng kinh tế của tỉnh... hàng ngàn ha cây công nghiệp, nhiều công trình nhà máy, cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn, đặc biệt các chương trình, chính sách lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đều có sự tham gia vốn của Ngân hàng. Trong đó, khẳng định sự đóng góp của Ngân hàng No&PTNT Hoà Bình là vô cùng quan trọng.