Mặc dù còn hơn 3 tháng nữa mới đến các dịp lễ Noel, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán…, nhưng Sở Công Thương TP.Hà Nội đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá.

Dự kiến tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tại Hà Nội trong tháng tết (tháng 1.2012) tăng khoảng 20 – 21% so với các tháng trong năm, với trị giá khoảng 24.000 tỉ đồng/tháng.

Các siêu thị, trung tâm thương mại đã có kế hoạch dự trữ hàng phục vụ tết. Ảnh: X.L
Các siêu thị, trung tâm thương mại đã có kế hoạch dự trữ hàng phục vụ tết. Ảnh: X.L

Nhu cầu tiêu dùng tăng trong tháng tết

Theo Sở Công Thương Hà Nội: Tháng giáp tết và tháng tết, giá cả hàng hoá dịch vụ có xu hướng tăng. Do vậy từ tháng 7, thành phố đã tạm ứng 475 tỉ đồng cho các doanh nghiệp để dự trữ hàng hoá nhằm bình ổn giá. Dự kiến quý IV/2011, giá cả sẽ tăng chậm. Dự kiến, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tại Hà Nội trong tháng Tết Nhâm Thìn - năm 2012 tăng khoảng 20 – 21% so với các tháng trong năm, tháng tết ước khoảng 24.000 tỉ đồng/tháng.

Nhu cầu tiêu dùng trong tháng tết được dự báo sẽ tăng, cụ thể: Lương thực khoảng 65.000 tấn/tháng. Nguồn cung cấp chủ yếu cho khu vực nội thành Hà Nội là từ các đại lý, mạng lưới của TCty Lương thực Miền Bắc và các đơn vị thành viên... và các hộ kinh doanh tại các chợ. Khu vực nông thôn, người dân chủ yếu tiêu dùng lúa sản xuất được. Thịt lợn tiêu thụ khoảng 10.000 tấn lợn hơi/tháng, dự kiến tháng tết nhu cầu có thể tới 12.000 tấn. Hiện nguồn thịt lợn sản xuất trên địa bàn thành phố đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu cho Hà Nội. Thịt gia cầm tiêu thụ khoảng 3.500 tấn/tháng, dự kiến nhu cầu tháng tết tăng lên 6.000 tấn. Trong khi đó, các doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình trên địa bàn thành phố sẽ cung ứng 26.000 tấn thịt gia cầm thương phẩm/năm. Thủy - hải sản tươi, đông lạnh, dự kiến nhu cầu tháng tết lên 5.000 tấn. Rau, củ, quả tiêu thụ ở tháng tết dự kiến khoảng 90.000 tấn/tháng. Bánh mứt kẹo các loại sẽ được tiêu thụ khoảng 1.500 tấn trong dịp tết. Rượu, bia, nước giải khát khoảng 96 triệu lít... Xăng, dầu trong tháng tết tăng khoảng 20% so với dịp Tết Tân Mão - 2011 - khoảng 60 triệu lít.

Kế hoạch dự trữ hàng hoá

Trong dịp Noel, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán - 2012, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố sẽ tổ chức phục vụ khách hàng 9 nhóm hàng thiết yếu: Gạo trắng thường: 6.400 tấn; thịt lợn: 1.350 tấn; thịt gà, vịt 500 tấn; trứng gia cầm: 8 triệu quả; thực phẩm chế biến: 1.280 tấn; thủy - hải sản đông lạnh: 800 tấn; dầu ăn: 800.000 lít; đường RE: 250 tấn; rau, củ: 2.500 tấn, với tổng giá trị tiền hàng 475 tỉ đồng.

Ngoài ra, Cty xăng dầu khu vực 1, Cty xăng dầu Hà Sơn Bình dự trữ bán ra 45 triệu lít xăng dầu; Metro, BigC; Co.opmart dự trữ các loại hàng hoá thiếu yếu với tổng số tiền hàng khoảng 1.900 tỉ đồng; Cty CP bánh mứt kẹo Hà Nội sản xuất đưa ra thị trường khoảng 550 tấn, chủ yếu là mứt tết. Các công ty bánh mứt kẹo khác: Hữu Nghị, Tràng An, Hải Hà... dự kiến cung ứng khoảng 2.500 tấn. TCty Bia - Rượu - Nước giải khát sản xuất hơn 85 triệu lít bia, rượu các loại; Cty CP rượu HN dự trữ khoảng hơn 10 triệu chai rượu các loại, chủ yếu tập trung vào các loại được ưa chuộng: Vodka, vang Thăng Long và sẽ đưa ra khoảng 4 triệu chai loại vang chát mới.

Tại các chợ, các hộ kinh doanh sẽ dự trữ khoảng 2.000 tấn thịt trâu, bò; 10.000 tấn thịt lợn, hơn 3.500 tấn thịt gia cầm, 6.000 tấn thủy - hải sản, 50.000 tấn rau, củ, quả. Các làng nghề trên địa bàn thành phố sẽ tập trung sản xuất kinh doanh các nhóm hàng phục vụ tết như nông sản, thực phẩm, bánh mứt kẹo, dệt - may, chè,... tổng giá trị ước tính khoảng 100 tỉ đồng.

 

                                                                     Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư cho 7 doanh nghiệp có án đăng ký đầu tư tại Hòa Bình.

Lương Sơn - vững vàng trong sự nghiệp CNH-HĐH

(HBĐT) - Theo dòng lịch sử, dưới triều Nguyễn, huyện Lương Sơn được gọi là huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Qua nhiều biến đổi, ngày 18/3/1891, phủ Lương Sơn được nhập trở lại tỉnh Hòa Bình và đổi tên thành châu Lương Sơn. Ngày 17/4/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định tách vùng Lương Sơn thành 2 huyện Kim Bôi và Lương Sơn. Đến nay, địa giới hành chính huyện Lương Sơn được ổn định với 20 xã, thị trấn. Người dân Lương Sơn vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù sáng tạo trong sản xuất, dũng cảm trong chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Kho bạc Nhà nước tỉnh kỷ niệm 20 năm ngày thành lập

(HBĐT) - Ngày 30/9, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (1/10/1991- 1/10/2011). Đến dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ hưu trí và cán bộ ngành Kho bạc.

Các doanh nghiệp KCN nộp ngân sách trên 49 tỷ đồng

(HBĐT) - Đến nay, tỉnh đã có 8 KCN được phê duyệt quy hoạch, trong đó, 7/8 KCN được công bố quy hoạch.

“Tam nông” từ Nghị quyết đến hiện thực sống động

(HBĐT) - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (gọi tắt là tam nông), bức tranh nông thôn tỉnh ta đã có nhiều mảng sáng. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc kết cấu hạ tầng nông thôn được hoàn thiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn rõ nét.

Sẽ vinh danh 21 doanh nghiệp và 10 doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hòa Bình năm 2011

(HBĐT) - Ngày 30/9, Sở KH&ĐT phối hợp với các sở ngành liên quan, các tổ chức hội doanh nghiệp của tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức buổi lễ tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Hòa Bình tiêu biểu lần thứ nhất năm 2011.

Công nghiệp - diện mạo mới

(HBĐT) - Điểm lại những khung thời gian mươi năm trước mới thấy công nghiệp của tỉnh đang có sức vươn mạnh mẽ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục