Hệ thống đường GTNT được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Ảnh: xã Trung Bì (Kim Bôi) đang nỗ lực xây dựng NTM.
(HBĐT) - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (gọi tắt là tam nông), bức tranh nông thôn tỉnh ta đã có nhiều mảng sáng. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc kết cấu hạ tầng nông thôn được hoàn thiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn rõ nét.
Với đặc thù một tỉnh miền núi, 84% dân số sống ở khu vực nông thôn, vì vậy, đầu tư cho khu vực nông thôn là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh. Theo đó, mỗi năm tỉnh đều dành từ 60 - 65% nguồn đầu tư qua ngân sách quản lý cho khu vực nông thôn. Trên cơ sở 30 chương trình đề án, dự án phát triển KT-XH của tỉnh, các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh lấy đó làm định hướng lớn để xây dựng kế hoạch dài hạn, cân đối hài hoà các nguồn lực nhằm ưu tiên đầu tư cho khu vực nông thôn. Các chương trình, dự án cụ thể đã tạo điều kiện cho tỉnh về nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nông thôn. Có thể kể đến: Chương trình 135, Chương trình 134...
Do đó, hạ tầng kinh tế vùng nông thôn trong tỉnh ngày càng được hoàn thiện, tác động rõ rệt đến phát triển kinh tế nông nghiệp và đời sống nhân dân vùng nông thôn. Đồng thời khẳng định việc sử dụng các nguồn đầu tư cho nông thôn đúng, trúng, mang lại hiệu quả thiết thực, hợp với ý Đảng, lòng dân. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, tỷ lệ xã có đường liên thôn được nhựa (bê tông) là 38%. Trong 2 năm (2009 - 2010), thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cả tỉnh đã làm được 502 km đường GTNT. Hệ thống thủy lợi ở khu vực nông thôn cũng được ưu tiên đầu tư nâng cấp, làm mới đảm bảo tưới cho trên 70% diện tích lúa và tưới ẩm cho một số diện tích cây màu, cây ăn quả tập trung. Hệ thống điện lưới được đầu tư phát triển mạnh. Đến nay, 100% xã có điện lưới quốc gia với tỷ lệ hộ dùng điện an toàn ổn định là 94%. Lưới điện được mở rộng đã tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ nông nghiệp - nông thôn phát triển, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra, hệ thống kết cấu hạ tầng khác như: chợ, trường học, trạm y tế xã được đầu tư mạnh góp phần cơ bản hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn.
ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết tam nông, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với hàng loạt các chính sách đầu tư thúc đẩy phát triển sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn đã chuyển dịch mạnh. Bộ mặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở tỉnh ta đã có sự khởi sắc đáng kể, duy trì được mức tăng trưởng cao, góp phần ổn định KT-XH. Cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. So với năm 2008, năm 2010, sản lượng lương thực cây có hạt đạt 34,7 vạn tấn, tỷ trọng nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 8%; tỷ lệ che phủ rừng tăng 1% (đạt 46%). Thực hiện Nghị quyết tam nông, từ năm 2008 - 2011 để xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, vững chắc và ổn định, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, bổ sung, quy hoạch mới các quy hoạch ngành, lĩnh vực và xây dựng các dự án, đề án phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; đã phê duyệt 12 dự án quy hoạch ngành, lĩnh vực, gần 30 chương trình, đề án dự án phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi... Để thực hiện, UBND tỉnh cũng đã ban hành các cơ chế chính sách mang đầu tư chiều sâu cho nông nghiệp - nông thôn. Đồng thời điều chỉnh, bổ sung kịp thời như chính sách thâm canh chè, sản xuất tăng vụ; xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy hoạch làm cơ sở chỉ đạo hoạt động sản xuất; đầu tư sản xuất giống tại chỗ; kiện toàn mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở. Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh từ năm 2008-2011 trên 5.800 tỷ đồng. Trong đó, năm 2008 là 528 tỷ đồng; năm 2009 trên 422 tỷ đồng; năm 2010 trên 2.400 tỷ đồng và năm 2011 gần 2.500 tỷ đồng. Nhờ có những động thái tích cực, trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình đáng khích lệ như: huyện Lạc Thuỷ là điểm sáng trong phát triển kinh tế trang trại với 224 trang trại hoạt động hiệu quả đem lại thu nhập từ 50-100 triệu đồng/trang trại/năm. Huyện Kim Bôi là điển hình xây dựng cánh đồng thu nhập cao với 142 cánh đồng cho thu nhập từ 60-100 triệu đồng/ha/năm. Huyện Lương Sơn với mô hình sản xuất rau hữu cơ cho thu nhập từ 200 - 400 triệu đồng/ha/năm...
Đinh Thắng
Năng lực có nhưng thiếu đi sự "bắt tay" của chủ đầu tư cộng với những vướng mắc trong cơ chế chính sách và nguồn vốn hạn hẹp đã khiến ngành công nghiệp chế tạo cơ khí trong nước có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
Để chạy lũ, trốn bão, bà con nông nhân tỉnh Thừa Thiên-Huế đang chạy đua thu hoạch vụ sắn 2011. Tuy nhiên, do lượng sắn nhập vào nhà máy quá lớn, bên cạnh đó việc thu mua sắn không kịp thời của Cty tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế đã ảnh hưởng đến đời sống người dân.
(HBĐT) - Trong điều kiện thị trường vốn gặp nhiều khó khăn với những diễn biến phức tạp, chịu nhiều áp lực về giá cả, lạm phát và lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của các ngành kinh tế, các chương trình xã hội trọng điểm vẫn được chú trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, việc làm và nhiều chương trình an sinh xã hội khác.
Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới ngày 27/9 bất ngờ tăng mạnh, với giá dầu thô Brent biển Bắc giao tháng 11/2011 tăng 1,59 USD lên 105,53 USD thùng, trong khi giá dầu Tây Texas giao cùng kỳ tại thị trường New York tăng tới 2,18 USD lên 82,42 USD/thùng.
Vinalines mới đây đã chính thức thừa nhận đã thua lỗ lên tới hơn 660 tỉ đồng do đơn giá vận tải biển xuống thấp và phải gánh phần trách nhiệm được chuyển giao từ đội tàu Vinashinlines sang. Để giảm bớt gánh nặng thua lỗ, Vinalines đã chính thức có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị bán tàu để cắt lỗ.
(HBĐT) - Phấn đấu mỗi năm giảm được 4% hộ nghèo trở lên, đến năm 2015, số hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 23,47% và không còn hộ chính sách, người có công với cách mạng thuộc diện nghèo. Bình quân thu nhập đạt 13 triệu đồng/ người/ năm. Đó là những chỉ tiêu mà Đảng bộ, chính quyền huyện Kim Bôi đã đưa ra cùng với nhóm giải pháp nhằm thực hiện công tác XĐ-GN bền vững bằng chính nội lực của địa phương.