Nhờ nguồn vốn vay giải quyết việc làm, Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành đã tạo việc làm ổn định cho 32 người khuyết tật với thu nhập từ 1-2 triệu đồng/tháng.
(HBĐT) - Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp nhịp nhàng với các ngành, hội, đoàn thể triển khai có hiệu quả chương trình vốn vay quốc gia giải quyết việc làm.
9 tháng năm 2011, Ngân hàng CS-XH đã thẩm định, xét duyệt cho vay 249 dự án với số vốn trên 13 tỉ đồng, đạt 72% kế hoạch năm. Nguồn vốn cho vay tập trung vào lĩnh vực: sản xuất TTCN, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, dạy nghề... Nhờ sử dụng tốt nguồn vốn, các mô hình SX-KD như: sản xuất VLXD, chổi chít, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ gỗ... từng bước mở rộng về quy mô, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động. Ngoài ra, ngân hàng cũng tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng yếu thế như lao động là người tàn tật, người dân tộc thiểu số, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, vùng ĐBKK có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng.
Đến thăm cơ sở sản xuất may dành cho những người tàn tật của Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành tại phường Thịnh Lang (TPHB) mới thấy rõ hiệu quả đồng vốn giải quyết việc làm. 32 công nhân là 32 số phận bị những loại dị tật khác nhau từ liệt chân, cụt ngón tay đến câm, điếc... Họ là những nạn nhân do CĐDC/ điôxin hoặc bị bẩm sinh, tai nạn nhưng lại được làm việc trong nhà xưởng thoáng rộng, đầy đủ máy móc, thiết bị với thu nhập từ 1-2 triệu đồng/tháng. Có được kết quả này, theo Giám đốc Trung tâm Đào Thị Hiền, ngoài sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của các ban, ngành, nguồn vốn vay giải quyết việc làm thực sự đã giúp cơ sở vượt qua thời điểm khó khăn. Năm 2007, được vay 250 triệu đồng, Trung tâm đã dành mua máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu để dạy và tạo việc làm, hỗ trợ thêm cho người tàn tật. Đồng thời, sắp xếp mỗi người vào từng vị trí làm việc phù hợp nên ai cũng có thu nhập, tự nuôi sống được bản thân và hỗ trợ thêm cho gia đình. Em Nguyễn Văn Đạt quê ở xã Tân Thành (Lương Sơn) vào làm việc tại Trung tâm được hơn 1 năm. Gần 30 tuổi, dù chỉ nhỏ như một đứa trẻ nhưng Thành đã thạo nghề, thu nhập đạt 1,7 triệu đồng/tháng.
Ông Đặng Hoàng Hoán, Trưởng phòng Tín dụng Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết: Ngân hàng cho vay chương trình giải quyết việc làm chủ yếu thông qua ủy thác các tổ chức CT-XH. Những dự án vay vốn lớn, Ngân hàng cùng phối hợp đi thực tế, trực tiếp kiểm tra, thẩm định tính khả thi nhằm bảo đảm chất lượng chương trình tín dụng. Qua hình thức cho vay vốn theo dự án, người dân được hỗ trợ, khuyến khích đưa thêm vốn nhàn rỗi vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, làm thay đổi cơ bản nhận thức xã hội về vay vốn và giải quyết việc làm. Nhiều chủ dự án, sau quá trình được vay vốn đã tự biết tìm hướng đi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Có thể khẳng định hiệu quả của nguồn vốn từ thực tiễn, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,5%. Tuy nhiên, nhiều cơ sở cho rằng, mức vay là thấp so với nhu cầu, năm 2011, toàn tỉnh chỉ được phân bổ cho vay 4,5 tỉ đồng. Thời gian tới, Ngân hàng tiếp tục căn cứ vào thực trạng, nhu cầu lao động, việc làm để giải ngân cho vay chính xác các dự án, tăng cường đôn đốc thu hồi vốn các dự án đã đến kỳ trả nợ để có nguồn vốn cho vay những dự án mới phát huy hiệu quả, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lĩnh vực sản xuất TTCN, tạo nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động.
Minh Châu
(HBĐT) - Đến thăm mô hình kinh tế của đoàn viên Nguyễn Thanh Bình, chi đoàn Lãi, xã Tây Phong, huyện Cao Phong chúng tôi ngỡ ngàng trước một thanh niên chưa đến cái tuổi “tam thập nhi lập” mà đã gây dựng cho mình mô hình kinh tế khép kín, bền vững như vậy.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong 9 tháng năm 2011, UBND tỉnh đã chỉ đạo kịp thời việc tổ chức họp giao ban lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình có khả năng hoàn thành sớm.
(HBĐT) - Trong 9 tháng qua, Ngân hàng CS-XH huyện Đà Bắc đạt tổng dư nợ trên 118 tỷ đồng, bằng 94% kế hoạch giao.
(HBĐT) - Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trong 9 tháng năm 2011 là 1.456,5 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn NSNN là 1.137 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 286 tỷ đồng.
Lãi suất liên ngân hàng (NH) tăng cao đang khiến nhiều NH nhỏ rơi vào cảnh khốn khó, cũng như tạo ra những rủi ro lớn cho thị trường.
Theo các chuyên gia, 9 tháng qua, kinh tế Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như lãi suất ngân hàng cao khiến cho các DN khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, giá cả tăng cao, tình trạng nhập siêu, giá các loại nguyên, nhiên vật liệu chính tăng làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất nhưng kinh tế Thủ đô vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận...