Huyện Cao Phong đã hình thành vùng cam hàng hóa đem lại thu nhập hàng chục tỷ đồng cho nông dân.
(HBĐT) - Gia đình ông Nguyễn Văn Tiến, tiểu khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) từ lâu nay đã trở thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng. ông Tiến cho biết: Để có cơ ngơi như hiện nay, vốn ngân hàng góp phần quan trọng. Những năm 90 trở về trước, vay 1 triệu đồng để làm ăn thật khó, thủ tục phức tạp. Giờ đây, với gia đình ông vay từ 500 triệu - 1 tỷ đồng dễ như không. Tất nhiên là ngân hàng phải nhìn vào năng lực SX của gia đình. Trước thì nhà tranh vách đất, buôn bán, vay mượn mãi chẳng giàu.
Năm 2004, ông bắt đầu trồng cam. Khi đến vùng đất Cao Phong lập nghiệp, những khu đất màu mỡ đã có chủ. ông Tiến quyết định dành hết nguồn lực mua vài nghìn m2 đất để trồng cam. Đến nay, ông có 5 ha cam Canh và cam Xã Đoài. Trong đó, 2 ha đã thu hoạch. Mấy năm nay, gia đình có nguồn thu ổn định từ trồng cam. Năm vừa rồi, ông thu trên 2 tỷ đồng. Trả nợ ngân hàng 500 triệu đồng, ông mua được cả xe ô tô FOTURE hơn 1 tỷ đồng. ông tiếp tục đầu tư cho vườn cam 5 ha. Chỉ trong 1- 2 năm tới, khi diện tích cam đưa vào khai thác, ông sẽ thu 200 tấn cam Xã Đoài, 60-70 tấn cam Canh với giá hiện tại thu không dưới 3 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Duy Hảo, cán bộ tín dụng Ngân hàng No&PTNT Cao Phong cho biết: Không riêng gia đình ông Nguyễn Văn Tiến là khách hàng quen thuộc của ngân hàng. Vốn ngân hàng đã thực sự là lực đẩy cho hàng trăm hộ gia đình trồng cam trên địa bàn phát triển SX và có của ăn, của để.
Ông Đỗ Văn Nhẫn, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Cao Phong cho biết: Hộ SX-KD, TTCN, dịch vụ không nhiều. Hoạt động của ngân hàng chủ yếu tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều rủi ro và hiệu quả kinh doanh thấp hơn. Thế nhưng xét về tổng thể, đồng vốn của chi nhánh đã góp phần nâng cao hiệu quả gieo trồng, xây dựng vùng cây, con hàng hóa. Gần đây, theo chỉ đạo, chi nhánh đã huy động vốn và cho vay khá linh hoạt, ngày càng nhiều khách hàng là nông dân được tiếp cận với vốn ngân hàng. Hiện nay có 8.000 hộ trên địa bàn huyện đã được tiếp cận với vốn Ngân hàng No&PTNT. Trung bình cho vay từ 25-30 triệu đồng/hộ. Đến nay, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt xấp xỉ 200 tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 94%. Tính từ khi thành lập chi nhánh, tăng trưởng của ngân hàng đạt trung bình từ 20-25%/ năm. Đồng vốn của chi nhánh đã góp phần hình thành vùng SXHH ở huyện Cao Phong. Huyện Cao Phong có diện tích đất nông nghiệp trên 7.463,54 ha, trong đó, 2.692,2 ha mía, 850 ha cây ăn quả (riêng cây có múi trồng tập trung 557 ha). 70% diện tích đất nông nghiệp thu nhập bình quân trên 150 triệu đồng/ha. Ngày càng có nhiều hộ gia đình có thu nhập trăm triệu, tiền tỷ từ mỗi vụ thu mía, cam. Hiện nay, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Cao Phong đang bám sát chỉ đạo của hệ thống cấp trên và định hướng phát triển kinh tế của huyện, tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vốn vay, đóng góp tích cực định hướng xây dựng vùng SXHH trên địa bàn.
Lê Chung
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, DAGN giai đoạn II của tỉnh đã giải ngân được gần 10 tỷ đồng. Trong đó, trên 5,4 tỷ đồng của Ngân hàng WB và trên 4,2 tỷ đồng vốn đối ứng.
Lãi suất liên ngân hàng đã “đội” lên mức 30%, thậm chí 40% kỳ hạn 1 tháng. Thanh khoản ngân hàng đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trước thực trạng này, cùng với ý chí quyết liệt loại bỏ những ngân hàng yếu kém để bảo vệ hệ thống ngân hàng thì việc tái cấu trúc ngành này và câu chuyện sáp nhập, hợp nhất ngân hàng có lẽ không còn xa.
Còn hơn 3 tháng nữa mới đến tết nhưng tại thời điểm này, ngành công thương cũng như các doanh nghiệp (DN) của TPHCM cơ bản đã hoàn thành kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ cao điểm mua sắm cuối năm của người dân. Theo đó, lượng hàng hóa được xác định từ 3 nguồn cung chính: các DN bình ổn với khả năng cung ứng chiếm 30%-40% thị phần; 3 chợ đầu mối chiếm 40%-50% và từ các DN khác.
(HBĐT) - Sáng 27/10, tại UBND thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) đã diễn ra hội nghị thành lập HTX Nông sản hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn.
(HBĐT) - Hệ thống chợ nông thôn là nơi người dân trong, ngoài tỉnh trao đổi, mua bán hàng hoá, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh tế vùng. Chính vì vậy, việc triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng và cải tạo chợ là yêu cầu cấp thiết. Huyện vùng cao Đà Bắc có 19 xã, thị trấn nhưng mới hình thành 10 chợ nông thôn gồm 1 chợ đầu mối nông sản và 9 chợ họp theo phiên.
(HBĐT) - Theo UBND thành phố Hòa Bình,sảm xuất CN-TTCN trên địa bàn trong những tháng qua vẫn duy trì ổn định, đạt mức tăng trưởng khá. Các cơ sở sản xuất bước đầu đi vào tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, chi phí nhân công trong sản xuất. Nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu.