Cần tái cơ cấu mạnh mẽ hệ thống ngân hàng (Ảnh minh họa). Ảnh: Thanh Tâm

Cần tái cơ cấu mạnh mẽ hệ thống ngân hàng (Ảnh minh họa). Ảnh: Thanh Tâm

Lãi suất liên ngân hàng đã “đội” lên mức 30%, thậm chí 40% kỳ hạn 1 tháng. Thanh khoản ngân hàng đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trước thực trạng này, cùng với ý chí quyết liệt loại bỏ những ngân hàng yếu kém để bảo vệ hệ thống ngân hàng thì việc tái cấu trúc ngành này và câu chuyện sáp nhập, hợp nhất ngân hàng có lẽ không còn xa.

Lãi suất leo thang

Lãi suất liên ngân hàng đã tăng vọt chỉ một thời gian ngắn, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết liệt áp lãi suất trần 14% và tuyên bố kéo lãi suất cho vay về 17%-19%. Hiện tượng này, trái ngược với rất nhiều dự báo lạc quan trước đó.

Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng trong mấy ngày qua liên tục được đẩy lên các mốc 23%, đến 30% rồi vọt lên 40%. Tỷ lệ này xấp xỉ lãi suất “khủng” đã từng diễn ra vào những tháng đầu năm 2008, khi lãi suất liên ngân hàng cho vay qua đêm chạm mức 43%/năm. Mặc dù có ý kiến cho rằng, đây chỉ là mức lãi suất cục bộ ở một vài trường hợp, nhưng rõ ràng việc các ngân hàng cho vay lẫn nhau với mức lãi suất cao như trên, cho thấy thanh khoản của các ngân hàng đang có vấn đề, nhất là với các ngân hàng nhỏ.

Theo các chuyên gia trong ngành, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh là diễn biến khác với các dự báo trước đó và căn bệnh thiếu thanh khoản của các ngân hàng yếu kém đang dần lộ diện.

Lãi suất huy động giảm đã khiến một lượng tiền lớn bị rút khỏi hệ thống ngân hàng, khiến tăng trưởng tín dụng trong tháng 9 giảm khá mạnh so với tháng trước. Dòng vốn được rút khỏi những ngân hàng nhỏ do lãi suất đã “cào bằng”. “Lợi thế” huy động lãi suất cao của họ không còn nữa, khiến các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong huy động vốn.

Bên cạnh đó, một lượng vốn không nhỏ được rút khỏi ngân hàng để đầu cơ vào vàng và ngoại tệ. Chỉ sau một tuần có chính sách bán vàng bình ổn, đã có hơn 10 tấn vàng được bán ra. Hiện tượng người dân vác bao tải tiền, xếp hàng chờ mua vàng không hiếm.

Một nhân tố cũng góp phần đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao là do tác động điều chỉnh của NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn, từ 14%/năm lên 15%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14% lên 16%/năm, đã có hiệu lực từ ngày 10-10. Không những vậy, việc tiếp cận được với nguồn tái cấp vốn cũng không dễ dàng đối với những ngân hàng nhỏ.

Do khó vay vốn từ NHNN và cũng khó huy động trong dân nên những ngân hàng nhỏ khát vốn và chỉ còn cách vay trên thị trường liên ngân hàng. Cầu vay tăng vọt khiến lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Bên cạnh đó, có nhận định cho rằng, những ngân hàng lớn biết ngân hàng nhỏ khó khăn nên làm giá, nâng lãi suất liên ngân hàng lên.

Đồng thời, việc lãi suất liên ngân hàng xuất hiện những dấu hiệu bất thường, có thể liên quan đến hàng loạt vụ đổ vỡ tín dụng đen và lừa đảo trong thời gian qua. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi ngân hàng sợ vạ lây nên không cho các tổ chức tín dụng “có vấn đề” vay vốn. Bên cạnh nhiều vụ vỡ nợ hàng ngàn tỷ đồng, con số 49.000 doanh nghiệp đang thua lỗ và dừng hoạt động, chiếm hơn 10% số doanh nghiệp đang hoạt động, có thể làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng vọt.

Theo công bố chính thức, tổng nợ xấu đến tháng 6-2011 đã lên đến 75.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu từ 2,16% cuối năm 2010, lên 3,13% cuối tháng 6 và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nữa. Trong khi đó nợ nhóm 5 (nợ mất vốn) chiếm tới 47%. Những khoản nợ xấu này có nguy cơ sẽ ăn hết vào vốn tự có của ngân hàng, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn hệ thống.

Tái cấu trúc, hình thành ngân hàng mạnh

Tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được xem một trong 3 nhiệm vụ hàng đầu cần thực hiện để tái cấu trúc nền kinh tế. Đây cũng là chủ đề được bàn tán trong dư luận và bình luận nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây.

Theo chủ trương đưa ra, cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để có các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính với quy mô lớn, uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Nhiều chuyên gia cho rằng tái cấu trúc ngân hàng là việc làm tất yếu và cấp bách hiện nay để bảo vệ hệ thống ngân hàng, củng cố uy tín ngành và niềm tin của người dân.

Với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam, số lượng ngân hàng đang hoạt động hiện nay được xem là quá nhiều. Số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến tháng 6-2011, Việt Nam có 5 NHTM nhà nước; 1 ngân hàng chính sách xã hội; 1 ngân hàng phát triển; 37 NHTM cổ phần tư nhân; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 18 công ty tài chính và 12 công ty cho thuê tài chính. Ngân hàng mọc lên như nấm và vốn điều lệ nhỏ đã dẫn đến sự yếu kém của hệ thống ngành ngân hàng.

Hiện tại, NHNN đang dự thảo nghị định buộc các ngân hàng có vốn tối thiểu 5.000 tỷ vào năm 2012 và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015. Nếu quy định này được ban hành, chắc chắn nhiều ngân hàng không thể đáp ứng được. Đây cũng là biện pháp mạnh để buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc, sáp nhập để trở thành những ngân hàng mạnh.

 

                                                                          Theo Báo SGGP

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các sản phẩm của HTX Nông sản hữu cơ xóm Mòng được doanh nghiệp bao tiêu với giá thu mua gấp khoảng 300% so với giá thị trường.
Tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường thường diễn ra vào các phiên chợ vùng cao Đà Bắc (ảnh tại chợ xã Tân Pheo).
Không có hình ảnh

Hỏi – đáp về Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

(HBĐT) - Hỏi: Doanh nghiệp chúng tôi xin hỏi: Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, xin Cục Thuế cho biết cụ thể đối tượng nào phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Bắt đầu hội nghị thượng đỉnh EU về khủng hoảng nợ

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) chính thức khai mạc ngày 26/10 tại thủ đô Brussels của Bỉ.

Nội tạng “bẩn” ào ạt tuồn vào nội địa

Chỉ tính từ tháng 8 đến nay, các trinh sát PC 49 Công an TP Hà Nội đã phát hiện và bắt giữ gần 10 vụ nội tạng động vật không nguồn gốc xuất xứ, trong đó chiếm số lượng nhiều chính là nầm lợn. Không ít số hàng hoá này đã trong giai đoạn phân huỷ, bốc mùi hôi thối, tiết ra chất nhớt.

18 hộ dân kiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam ra toà

Ngày 24.10, 18 hộ dân xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My thuộc diện giải toả di dời khỏi khu vực lòng hồ NM thuỷ điện Sông Tranh 2 đã đâm đơn kiện Tập đoàn Điện lực VN (EVN). Lý do họ kiện là công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 đã làm ngập lút nhà cửa, ảnh hưởng tính mạng và tài sản của họ.

Cao Sơn phát triển chăn nuôi hàng hóa

(HBĐT) - Trong những năm qua, ngoài tập trung SX nông - lâm nghiệp, Cao Sơn (Đà Bắc) đã tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao. Nhờ vậy, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập trong xã tới nay đạt khoảng 9 triệu đồng/ người/năm.

Từ năm 2012 tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế tự in/đặt in hóa đơn để sử dụng

Bộ Tài chính cho biết, từ ngày 1/1/2012, ngành thuế sẽ chấm dứt bán hóa đơn cho doanh nghiệp. Theo đó, từ nay đến hết năm 2011 sẽ chuyển toàn bộ số doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ở các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn vẫn đang mua hóa đơn của cơ quan thuế sang thực hiện cơ chế tự in/đặt in hóa đơn để sử dụng từ ngày 1/1/2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục