Tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường thường diễn ra vào các phiên chợ vùng cao Đà Bắc (ảnh tại chợ xã Tân Pheo).

Tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường thường diễn ra vào các phiên chợ vùng cao Đà Bắc (ảnh tại chợ xã Tân Pheo).

(HBĐT) - Hệ thống chợ nông thôn là nơi người dân trong, ngoài tỉnh trao đổi, mua bán hàng hoá, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh tế vùng. Chính vì vậy, việc triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng và cải tạo chợ là yêu cầu cấp thiết. Huyện vùng cao Đà Bắc có 19 xã, thị trấn nhưng mới hình thành 10 chợ nông thôn gồm 1 chợ đầu mối nông sản và 9 chợ họp theo phiên.

 

Cùng với chưa hoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn, hoạt động của hệ thống các chợ đã hình thành cũng bộc lộ nhiều bất cập. Khó khăn nhất hiện nay là cơ sở hạ tầng các chợ thiếu và yếu, không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến tình trạng hộ buôn bán, kinh doanh và người dân không tham gia họp chợ, đơn cử có các chợ Yên Hòa, Đồng Nghê. Đây là các chợ triển khai xây mới từ một số nguồn vốn trong đó có vốn định canh, định cư. Tuy nhiên, với một số lý do như diện tích quá chật chội, không bố trí hợp lý các gian hàng, không gần với KDC… nên người dân không đến họp. Tại chợ Yên Hòa chỉ còn 1 gian bán hàng chính sách, trợ giá như dầu hỏa, muối ăn, các gian nhà chợ khác đành cho học sinh ở các xóm xa mượn để trọ học. Tại chợ Đồng Nghê tuy có xây dựng nhà chợ nhưng chỉ với quy mô vài chục mét vuông nên người mua bán, kinh doanh họp lấn ra lề đường. Về sau này, bà con trong xã bỏ chợ Nghê, về họp ở chợ Suối Nánh nên chợ hiện để không.

 

Các chợ Mường Chiềng, Tân Pheo, Cao Sơn và đầu mối nông sản huyện được xem là hoạt động có hiệu quả, thu hút được hàng nghìn hộ kinh doanh, mua bán cố định và không thường xuyên vào chợ, người dân tham gia hoạt động mua bán, giao lưu, trao đổi hàng hóa rất đông. Tuy nhiên, cũng tại các chợ này, cơ sở hạ tầng vẫn cần được đầu tư, cải tạo. Hầu hết các chợ có diện tích nhỏ hẹp, không đảm bảo các yếu tố phụ trợ cần thiết như hệ thống thoát nước, phòng cháy - chữa cháy, điện, nước, khu vệ sinh… Trong số các chợ kể trên, chợ Mường Chiềng hoạt động hiệu quả hơn cả, tiểu thương buôn bán, kinh doanh thường xuyên tại chợ đông, nhất là trong ngày chợ phiên diễn ra tấp nập. Chợ có trên 30 gian hàng bán cố định, diện tích trên 4.000 m2, có điểm đổ rác. Nhưng theo quan sát của chúng tôi tại khu chợ không được lắp đặt hệ thống phòng cháy - chữa cháy, hệ thống thoát nước cũng không. Một hộ kinh doanh hàng tạp hóa tại chợ cho biết: vào những ngày mưa, việc trao đổi, bán mua diễn ra trong cảnh lầy lội, hết sức nhếch nhác. Chưa kể công tác vệ sinh môi trường ở chợ Mường Chiềng và nhiều khu vực chợ khác trong huyện rất kém gây ảnh hưởng đến mỹ quan và quan trọng hơn là sức khỏe của người dân.  Trong số các chợ chỉ có một vài chợ có hộ kinh doanh hợp đồng thuê người quét dọn thường xuyên, công tác vệ sinh môi trường ở nhiều chợ gần như thả nổi.

 

Để từng bước giải quyết những tồn tại trong hoạt động chợ nông thôn, huyện Đà Bắc đã tiến hành quy hoạch và xúc tiến đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ. Hiện nay, huyện đã đề nghị đầu tư, nâng cấp mặt bằng chợ Mường Chiềng với tổng kinh phí khoảng 4 tỷ đồng. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, huyện sẽ quan tâm đầu tư xây dựng, thành lập thêm một số chợ mới tại vùng có nhu cầu, có khả năng duy trì và phát triển hoạt động của chợ.

                                                                                      Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục