Bên hành lang phiên họp Quốc hội (QH), Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) Đinh Văn Nhã (ảnh) cho biết đang có những lo ngại về hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lớn.


Kiểm toán vay nợ nước ngoài ở các tập đoàn lớn là cần thiết - Ảnh: Nguyên Phương

Ông Đinh Văn Nhã đánh giá, 5 - 7 năm trở lại đây, các khoản nợ vay được sử dụng hiệu quả hơn. “Cái hay là vay về rồi cho vay lại, tức là thương mại hóa khoản nợ để giảm khoản trả nợ từ ngân sách. Trước đây sử dụng vốn vay thì không như vậy, mình cứ quẳng vào những lĩnh vực mà không biết có thu hồi được không, ví như mía đường chẳng hạn”, ông Nhã nói.

Vì sao báo cáo thẩm tra của Ủy ban TCNS qua nhiều kỳ họp QH luôn kiên trì đề nghị Chính phủ phải xây dựng một hệ thống tiêu chí về nợ công để trình QH, thưa ông?


Ông Đinh Văn Nhã - Ảnh: CTV

Cái đấy đã quy định trong luật Quản lý nợ công, hằng năm Chính phủ phải báo cáo tổng vay nợ trên GDP bao nhiêu, trả nợ hằng năm so với ngân sách là bao nhiêu, rồi trả nợ năm sau so với tổng kim ngạch xuất khẩu là bao nhiêu... Luật quy định như vậy nhưng Chính phủ báo cáo còn đại khái, chưa có một tiêu chí rõ ràng để đánh giá. Hy vọng điều đó sẽ được khắc phục khi có Chiến lược quản lý nợ công. Hiện Bộ trưởng Tài Chính cho biết đang trình Chính phủ chiến lược này, Ủy ban TCNS chưa được tiếp cận.

Ông nói nợ công bây giờ đã được sử dụng hiệu quả hơn, vậy có con số cụ thể nào để định lượng cho nhận định này?

Cái đó phải xem vào từng dự án cụ thể, không nói chung chung được. Ngân sách nhà nước cân đối trả nợ mỗi năm khoảng 12%. Trả được nợ là quản lý nợ có hiệu quả. Nhưng sử dụng hiệu quả hay không thì phải biết việc thu hồi nợ thế nào, có những doanh nghiệp nào không trả được nợ...

Ủy ban TCNS có giám sát được vấn đề sử dụng nợ như ông vừa nói không?

Mình không có điều kiện làm cụ thể như vậy. Chỉ có thể làm được khi thực hiện một chương trình giám sát về nợ công quy mô. Chúng tôi đang dự định sang năm làm nhưng khả năng chưa thể làm được ngay. Nợ ODA của Chính phủ vay thì cách quản lý hiện nay không vấn đề gì, nhưng lo là DNNN vay nước ngoài, có những khoản Chính phủ bảo lãnh nhưng có khoản thuộc thẩm quyền của chủ tịch HĐQT bảo lãnh cho doanh nghiệp trực thuộc vay cũng không ít.

Vấn đề này Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Phùng Quốc Hiển cũng đã từng cảnh báo khi trả lời phỏng vấn tại một cuộc họp của ủy ban vào năm ngoái nhưng từ đó đến nay tình hình có đáng lo ngại hơn không, thưa ông?

Vấn đề là hiện nay chưa có một cơ quan nào tập trung đi sâu kiểm tra giám sát được. Chúng tôi đang đề nghị sang năm Kiểm toán Nhà nước làm chương trình kiểm toán vay nợ nước ngoài của DNNN, trước hết sẽ khoanh lại ở các tập đoàn, tổng công ty lớn, xem lâu nay người ta vay về sử dụng như thế nào.

Vậy kiểm toán đã đồng ý đưa vào kế hoạch chưa?

Họ nói sẽ nghiên cứu, nhưng cũng sẽ không thể làm được hết các tập đoàn, tổng công ty mà trước mắt sẽ kiểm toán một số.

Tại sao Ủy ban TCNS không đưa nội dung đó vào kế hoạch giám sát năm sau?

Do chúng tôi muốn chú trọng giám sát một chủ đề khác một chút, đó là giám sát quỹ ngoài ngân sách, phục vụ cho việc sửa luật Ngân sách sắp tới, nhằm đảm bảo tất cả các khoản thu chi thuộc ngân sách nhà nước phải được quản lý đầy đủ.

 

                                                                  Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Huyện Cao Phong đã hình thành vùng cam hàng hóa đem lại thu nhập hàng chục tỷ đồng cho nông dân.
Hộ gia đình ở xã Dũng Phong (Cao Phong) phát triển kinh tế gia đình.
Thợ lành nghề SOMECO Hòa Bình gia công thiết bị phục vụ nhà máy thủy điện.

Hoàn thành gần 50% dự án hỗ trợ sản xuất

(HBĐT) - Đến nay, tiểu dự án hỗ trợ chăn nuôi cho bà con trong DAGN giai đoạn II đạt khoảng 80% và hỗ trợ trồng trọt đạt trên 10%. Trong đó, tại huyện Tân Lạc có 6 tiểu dự án, trong đó, tiểu dự án trồng mây đã trồng được 1 ha và 3 km trồng đường biên rào, cây sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó, người dân còn tận dụng thời kỳ mây chưa phát triển trồng xen canh cây ngô, sắn để tạo thu nhập trong thời kỳ mây chưa cho thu.

Sản xuất vụ mùa - thành công trên nhiều phương diện

HBĐT) - Mặc dù thời tiết năm nay có những diễn biến bất thường, đầu năm rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sản xuất vụ chiêm - xuân. Vụ mùa khô hạn, dịch bệnh trên cây trồng, nhiều diện tích thiếu nước phải chuyển sang trồng màu và áp dụng các biện pháp chống hạn để đảm bảo gieo trồng hết diện tích. Vượt qua khó khăn, được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở NN&PTNT, các địa phương tập trung bám sát cơ sở để thúc đẩy sản xuất. Từ thắng lợi của sản xuất vụ chiêm - xuân, những tín hiệu khả quan trong sản xuất vụ mùa báo hiệu 1 vụ mùa bội thu. Dự báo tăng trưởng kinh tế ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2011 tăng 4%, đảm bảo an ninh lương thực.

Giải ngân gần 10 tỷ đồng cho dự án giảm nghèo

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, DAGN giai đoạn II của tỉnh đã giải ngân được gần 10 tỷ đồng. Trong đó, trên 5,4 tỷ đồng của Ngân hàng WB và trên 4,2 tỷ đồng vốn đối ứng.

Tái cấu trúc ngân hàng - Yêu cầu cấp bách

Lãi suất liên ngân hàng đã “đội” lên mức 30%, thậm chí 40% kỳ hạn 1 tháng. Thanh khoản ngân hàng đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trước thực trạng này, cùng với ý chí quyết liệt loại bỏ những ngân hàng yếu kém để bảo vệ hệ thống ngân hàng thì việc tái cấu trúc ngành này và câu chuyện sáp nhập, hợp nhất ngân hàng có lẽ không còn xa.

Hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán - Nguồn cung dồi dào

Còn hơn 3 tháng nữa mới đến tết nhưng tại thời điểm này, ngành công thương cũng như các doanh nghiệp (DN) của TPHCM cơ bản đã hoàn thành kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ cao điểm mua sắm cuối năm của người dân. Theo đó, lượng hàng hóa được xác định từ 3 nguồn cung chính: các DN bình ổn với khả năng cung ứng chiếm 30%-40% thị phần; 3 chợ đầu mối chiếm 40%-50% và từ các DN khác.

Ra mắt HTX Nông sản hữu cơ xóm Mòng

(HBĐT) - Sáng 27/10, tại UBND thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) đã diễn ra hội nghị thành lập HTX Nông sản hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục