Năm 2011, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may và da giày Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu số một và da giày giữ vị trí thứ ba trong nhóm những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Tuy nhiên, sang năm 2012, nhiều khả năng các doanh nghiệp dệt may, da giày sẽ gặp nhiều khó khăn khi kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiểu rủi ro.

Theo Bộ Công Thương, năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may và da giày đã vượt 22 tỷ USD. Trong đó, ngành dệt may chiếm 14 tỷ USD, tăng trên 25% so với năm trước; ngành da giày đạt 7,8 tỷ USD, tăng 25%.

Ở thị trường nội địa, các doanh nghiệp cũng phát triển ấn tượng, với giá trị khoảng 1 tỷ USD hàng dệt may và da giày đạt khoảng 750 triệu USD, chiếm gần một nửa thị trường trong nước.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, những tháng đầu năm 2011, ngành dệt may Việt Nam dồn dập nhận được đơn hàng từ các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã ký hợp đồng đến hết quý 3 năm 2011, thậm chí hết năm, với các nhà nhập khẩu với lượng đặt hàng khá lớn.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng, sở dĩ năm 2011 các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có được hợp đồng sớm là do tình trạng các nhà đặt hàng chuyển hướng đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Điều đáng nói là giá trị thặng dư của nhiều doanh nghiệp dệt may cũng tăng rất nhanh.

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế lan rộng trong khu vực sử dụng đồng euro đã tác động đến thị trường xuất khẩu của ngành dệt may và da giày vì châu Âu là một trong những thị trường truyền thống của 2 ngành này.

Ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đánh giá nguyên nhân chính khiến xuất khẩu dệt may đạt mức cao nhất trong 5 năm qua do đơn hàng xuất khẩu tại các thị trường truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản tăng trưởng cao.

Cụ thể, xuất khẩu sang Mỹ đạt 7,1 tỷ USD, tăng 13%; EU đạt 2,4 tỷ USD, tăng 25%; Nhật Bản đạt 1,65 tỷ USD, tăng 43%. Ngoài ra, giá xuất khẩu tăng cũng đóng góp trên 12% vào tốc độ tăng trưởng kim ngạch.

Và bài học lớn nhất của ngành là công tác dự tính, dự báo, đánh giá các thị trường và từ đó mới có khả năng điều chỉnh, định hướng doanh nghiệp cho phù hợp.

Tiếp đến là tận dụng tốt các cơ hội mang lại từ các thỏa thuận song phương và đa phương mà chính phủ Việt Nam ký kết, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada…, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường chính.

Đơn cử như tại Hàn Quốc, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường này đã tăng tới 109% và kim ngạch đạt 904 triệu USD trong năm qua.

Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường hàng dệt may trong nước, nhiều doanh nghiệp cũng đã tập trung đầu tư cho thị trường nội địa với chất lượng, mẫu mã, thiết kế, kênh phân phối, thương hiệu không ngừng được nâng cao, đem lại diện mạo mới cho hàng dệt may nội địa.

Trong đó phải kể đến một số thương hiệu như Grusz, Sanciaro, Mannhattan, F-House, Foci, Nino Maxx, Vera… đã tạo dựng được uy tín, chỗ đứng vững chắc tại thị trường nội địa và được nhiều người tin dùng.

Năm 2012, theo tính toán của nhiều doanh nghiệp, các đơn hàng xuất khẩu sang những thị trường chính như Mỹ, EU không “dư dả” như trước, nhiều doanh nghiệp đã giảm sản xuất khoảng 15 - 20% so với năng lực sản xuất.

Để so sánh, có thể nhắc lại là ở thời điểm này của năm 2010, đơn hàng nhà nhập khẩu đã đặt doanh nghiệp sản xuất đến tháng 6/2011, nhưng năm nay các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình đàm phán, đơn hàng sản xuất chỉ có đến tháng 3/2012.

Năm 2012, toàn ngành đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này, ngành dệt may cố gắng giảm các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao giá trị gia tăng của các đơn hàng xuất khẩu mà các doanh nghiệp tham gia vào tất cả các khâu, từ nhập nguyên liệu, thiết kế mẫu đến tiêu thụ sản phẩm.

Với ngành da giày, sau 3 năm liên tiếp tăng trưởng chậm do ảnh hưởng suy yếu của các thị trường nhập khẩu chính và việc bị áp thuế chống phá giá ở thị trường châu Âu, xuất khẩu da giày đã hồi phục từ đầu năm 2011.

Hiện Liên minh châu Âu đã bỏ mức thuế 10% chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam. Trở lại thế cạnh tranh công bằng, ngành da giày Việt Nam có nhiều thuận lợi trong xuất khẩu. Trong năm 2011, ngành da giày đạt tăng trưởng hàng tháng từ 20% trở lên.

Vượt qua việc áp thuế chống bán phá giá của EU, sự suy giảm của thị trường Mỹ, ngành da giày đã đạt được một kết quả đáng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD (năm 2010 là 4,3 tỷ USD), đứng thứ ba sau dệt may và dầu khí; nằm trong “top 5” những nước xuất khẩu da - giày lớn nhất thế giới.

Đặc biệt lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu túi xách, vali, ô (dù), mũ đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 1,3 tỷ USD, tăng đến 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), nguyên nhân chính của sự tăng trưởng rất mạnh này là do đơn hàng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng nhiều, đồng thời thị trường nhập khẩu chính là Mỹ đã tăng cường lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam so với trước. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nói trên sẽ tăng lên 1,5-1,8 tỷ USD trong năm 2012.

Ông Thuấn cho biết thêm, đến nay, các doanh nghiệp ngành da giày đã ký xong thỏa thuận hợp đồng đến quý 1 năm 2012.

Hiện các thị trường nhập khẩu chính da giày của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản... cơ bản vẫn giữ mặt bằng giá sản phẩm như mức của năm 2011.

Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm đặt hàng lại tập trung vào sản phẩm có giá trị cao khá nhiều. Với những diễn biến mới của thị trường thế giới, Lefaso dự báo, xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong năm 2012 sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với túi xách, tăng khoảng 12%, dự kiến sẽ đạt khoảng 7,3 tỷ USD và túi xách, ví da tăng trưởng khoảng 15%, đạt khoảng 1,5 tỷ USD./.

 

                                                                            Theo TTXVN


Các tin khác

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến thăm Trung tâm BTXH tỉnh.
Mô hình trồng su su lấy ngọn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân xã vùng cao Ngổ Luông (Tân Lạc).
Người tiêu dùng nông thôn được hưởng chương trình bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn.
Rau su su- cây trồng giúp nhiều nông dân Tân Lạc vươn lên làm giàu.  ảnh: Nông dân xã Quyết Chiến thu hoạch rau su su.

Những mong muốn, dự định, khát vọng trước thềm năm mới 2012

(HBĐT) - Trước thềm năm mới 2012, Báo Hoà Bình đã ghi lại một số ý kiến của các sở, ngành, tổ chức và doanh nhân trong tỉnh cảm nhận, đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu KT-XH cũng như dự định và các kế hoạch phát triển KT-XH năm 2012.

Vốn ưu đãi với chương trình an sinh xã hội ở Cao Phong

(HBĐT) - Những năm qua, bên cạnh các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, với nhiệm vụ là đơn vị trực tiếp thực hiện các chương trình lớn của Chính phủ thông qua quản lý, phân bổ điều hành nguồn vốn tín dụng chính sách, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Cao Phong đã bám sát mục tiêu kế hoạch được giao và nghị quyết của cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai có hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi với các chương trình an sinh xã hội.

Thành phố Hòa Bình: Tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 12,2%

(HBĐT) - Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hòa Bình đạt 12,2%. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản.

Đã kiểm soát được lạm phát?

Chính phủ đã trình Quốc hội và Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng CPI) năm 2011 (CPI tháng 12 so với cùng kỳ năm trước) không quá 7%.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh Bình Dương

Tối 31/12, tại Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh (1/1/1997-1/1/2012) và tuyên dương doanh nghiệp - doanh nhân Bình Dương.

Việt Nam - điểm đến hàng đầu của các công ty Nhật

Nhờ việc thực hiện các chính sách mời gọi đầu tư hợp lý, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu trong danh sách lựa chọn của các doanh nghiệp Nhật Bản trong năm 2011 với tổng kim ngạch đầu tư là 1,84 tỷ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục