Nghề trồng cam đã giúp nhiều hộ nông dân ở khu 5B đổi đời (trong ảnh: vườn cam 5,5ha của lão nông Tạ Đình Đào đạt doanh thu tiền tỷ mỗi năm).
(HBĐT) - Cùng giúp nhau phát triển kinh tế, động viên lớp cháu con chí thú làm ăn, không vướng vào các tai, tệ nạnxã hội, khu 5B, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) vươn lên dẫn đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương. Không chỉ được biết đến với cụm từ “KDC không còn hộ nghèo”, “KDC không có tệ nạn xã hội”, khu 5B còn nổi danh với hàng chục nông dân tỷ phú, hàng trăm hộ gia đình đứng hàng triệu phú.
104 hộ là số liệu thống kê năm 2001 khi khu 5B vừa được tách ra từ khu 5. Trong đó có 19 hộ thuần nông, còn lại cơ bản là hộ gia đình cán bộ công chức. Cụ Nguyễn Văn Muôn, một lão nông hiện đã ở tuổi 85 nhớ lại: Cả xóm chỉ có hai nóc nhà lợp ngói còn toàn nhà tạm, nhà vách đất, tranh tre. Ngoài số hộ thuần nông, phần đông gia đình công chức vừa làm Nhà nước, vừa tham gia làm nông nghiệp, cuộc sống nhiều vất vả. Ngày đó, cây trồng chủ yếu ở khu 5B là mía, rau đậu và ngô. Cây cam được đưa vào sản xuất cũng khá lâu nhưng do khâu trồng, đầu tư chăm sóc kém nên năng suất, chất lượng không cao, có những năm sâu bệnh làm mất mùa.
đến năm 2002, trồng cam thực sự trở thành nghề được bà con khu 5B chú trọng đầu tư, thâm canh và mở mang trên diện rộng. Theo những người trồng cam lâu năm ở đây, xuất phát từ nhận thức về giá trị kinh tế của cây ăn quả có múi cũng như tận dụng tiềm năng, thế mạnh đất đai, người dân trong khu đã năng động chuyển nhiều diện tích trước đây trồng ngô, rau đậu sang trồng cam. Bên cạnh đó, bà con còn hợp đồng thuê đất của Công ty Rau quả Cao Phong phát triển diện tích. Hiện nay, toàn khu đang duy trì 38 ha cam, 15 ha mía. Đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của thị trường trong, ngoài tỉnh, bà con trong khu không chỉ đầu tư thâm canh cam Xã Đoài mà còn đưa vào trồng nhiều giống có giá trị kinh tế cao như cam lòng vàng, cam Canh, cam Vinh...
Đi qua thời khó nhọc, những lão nông triệu phú ở khu 5B được an hưởng niềm vui tuổi già.
Nghề trồng cây ăn quả có múi đã không phụ công người chăm bón. Cùng với trình độ thâm canh cao, năng suất cam tăng lên gấp 3 lần. Nếu trước đây mỗi ha cam, bà con chỉ thu được từ 20 - 25 tấn thì hiện nay đã thu đạt 75- 80 tấn. Nhờ có cây cam mà không ít hộ nghèo như anh Vương Quốc Hùng ở khu 5B được đổi đời, làm ăn ngày thêm khấm khá. Anh Hùng cho biết: Anh là một trong số hàng chục nông hộ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về kỹ thuật, giống, vốn của những lão nông bậc thầy trong nghề trồng cam như ông Hưởng, ông Đào. Năm 2011 là năm thứ 2, vườn cam rộng gần 3 ha của gia đình anh cho thu quả. Từ đầu mùa đến giờ, theo nhẩm tính anh đã thu được trên 400 triệu đồng.
Kinh tế phát triển mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của bà con trong khu 5B ổn định, vững vàng, nhà nhà đều có của ăn, của để. Khu đã xóa hộ nghèo, xóm làng đoàn kết, vui vẻ, con cháu được học hành chu đáo, thanh niên có việc làm tại chỗ, thường xuyên. Từ năm 2005 đến nay, khu liên tục đạt danh hiệu làng văn hóa, được lựa chọn đi báo cáo điển hình khu dân cư không có hộ nghèo và tệ nạn xã hội tại tỉnh. Hiện, cả khu có 8 hộ sắm được ô tô, 100% hộ có xe máy, trên 90% hộ xây nhà kiên cố trở lên. Các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ và sinh hoạt cộng đồng được chăm lo, phát triển.
Bùi Minh
(HBĐT) - Những ngày đầu xuân này, chúng tôi có dịp trở lại Lạc Thủy - một trong những huyện đi đầu trong trồng rừng kinh tế của tỉnh. Huyện Lạc Thủy có 21.464 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,2% tổng diện tích đất tự nhiên, từ năm 2000, Lạc Thủy xác định trồng rừng kinh tế là hướng xóa đói - giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương.
(HBĐT) - Vào những ngày cuối năm, khi mùa xuân đang về trên từng lộc non, chồi biếc, không khí làm đường giao thông nông thôn ở huyện Tân Lạc sôi động hơn bao giờ hết. Trên các bản làng, ngõ xóm, người dân cùng chung sức, đồng lòng đào đắp, san nền đường và đổ bê tông khiến bản làng thêm phần nhộn nhịp. Mọi người đều mong muốn Tết Nguyên đán năm nay sẽ được đi trên con đường bê tông kiên cố, khang trang, sạch đẹp.
(HBĐT) - Vùng động lực của tỉnh bao gồm TPHB, Kỳ Sơn, Lương Sơn và phía bắc huyện Lạc Thủy bao gồm trục trung tâm dọc theo quốc lộ 6, đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB, lấy TPHB làm hạt nhân. Dải hành lang tiếp giáp với Hà Nội dọc theo đường Hồ Chí Minh, thuộc địa phận huyện Kỳ Sơn, dọc theo huyện Lương Sơn đến phía Bắc huyện Lạc Thủy, lấy huyện Lương Sơn làm hạt nhân. Hiện tại, vùng động lực đã có tiềm năng, ưu thế vượt trội và sự bứt phá lạc quan trong trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những tuyến đường động lực đã được định vị. Đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB đang được triển khai, dự án nâng cấp QL6 sắp triển khai, đường Hồ Chí Minh đã đưa vào khai thác, trong tương lai sẽ mở rộng, đấu nối tạo ra mối liên kết giữa tỉnh với các vùng kinh tế thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
Lần đầu tiên những container hàng túi xách thời trang của một doanh nghiệp 100% vốn trong nước đã được xuất cho Coach (Mỹ) - một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới về túi xách thời trang.
Giờ thì đã có thêm một "xã tỏi" Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa trồng tỏi theo kiểu Lý Sơn, Quảng Ngãi. Những ngày giáp Tết, cánh đồng tỏi ở đây xanh ngát, bạt ngàn xóa sạch dấu tích của dải biển Ninh Phước vốn khô cằn, quanh năm cát bay, cát nhảy.
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp mang những sắc thái mới. Người nông dân không còn lam lũ quẩn quanh mà đã biết cách hạch toán, tư duy để nâng cao hiệu quả sản xuất gieo trồng. Một chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, Hòa Bình có lợi thế là tỉnh duy nhất ven Hà Nội chưa bị biến đổi nhiều bởi công nghiệp hóa và đô thị hóa. Tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp sạch và sinh thái. Nông dân Lương Sơn cũng đã nhanh nhạy nắm bắt cơ hội này, chuyển đổi tư duy tham gia các dự án, chương trình sản xuất an toàn và đem lại hiệu quả cao.