BCĐ xây dựng NTM tỉnh và huyện Mai Châu tham quan mô hình nuôi cá chất lượng cao tại xã Mai Hạ.
(HBĐT) - Chúng tôi về Tòng Đậu (Mai Châu), xã được chọn làm đơn vị thực hiện điểm xây dựng NTM. Tòng Đậu có những nét đặc trưng của vùng núi cao với các thung lũng nằm giữa các khe núi hình thành các ruộng bậc thang, bãi trồng rau màu và xen ghép đây đó là các điểm dân cư.
Diện tích tự nhiên của xã rộng nhưng chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn, địa hình chia cắt nên việc đi lại, canh tác gặp nhiều khó khăn. Kinh tế chưa phát triển, chủ yếu sống nhờ ruộng và rừng nên khi tiến hành đánh giá nông thôn theo 19 tiêu chí, Tòng Đậu mới đạt 7/19 tiêu chí. Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng nếp sống văn hóa ở KDC. Cụ thể đã đưa các giống ngô lai, lúa lai vào sản xuất, tạo sự chuyển biến mạnh về năng suất. Do đó, mức tăng trưởng kinh tế của xã luôn đạt trên 12%/năm. Lợi thế của Tòng Đậu là có vị trí địa lý khá thuận lợi, do có hệ thống quốc lộ, đường liên huyện đi qua, giáp trung tâm huyện lỵ nên có điều kiện cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, xã có khoảng 850 ha rừng khoanh nuôi và 305 ha rừng chăm sóc, bảo vệ, chính quyền, cấp ủy trong xã luôn chú trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế phát rừng làm nương rẫy... Năm 2011, từ nguồn kinh phí hỗ trợ xã điểm, Tòng Đậu đã đầu tư 300 triệu đồng làm kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp và thực hiện thành công 2 mô hình sản xuất là nuôi gà thả vườn và nuôi cá ao với kinh phí 150 triệu đồng.
Là huyện vùng cao chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mai Châu có 22 xã và 1 thị trấn, là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh. Vì vậy, khi triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/T.ư về xây dựng NTM, Đảng bộ huyện đã xây dựng chương trình hành động thực hiện, trong đó, tập trung phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi gắn với thị trường; xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, việc huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện trong nông nghiệp, nông thôn chậm; việc khai thác, sử dụng đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chưa quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung; giao thông liên thôn, nội thôn, nội đồng chưa đáp ứng được yêu cầu; giá trị sản phẩm của mỗi ha còn thấp so với tiềm năng; nhà văn hóa, khu thể thao xã, thôn chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất cho nhà văn hóa, khu thể thao chưa có. Mặc dù huyện có một lượng lao động dồi dào, phần lớn chưa qua đào tạo nên năng suất lao động thấp. Việc phát triển mở mang ngành nghề gặp nhiều khó khăn.
Ông Phạm Ngọc Nhâm, Phó BCĐ xây dựng NTM huyện Mai Châu cho biết, huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ các chương trình xây dựng NTM, trong đó, đề ra kế hoạch từng năm và từng vấn đề, lĩnh vực ưu tiên để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Trước hết, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện xác định tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân, từ những việc nhỏ như: xây dựng các công trình hợp vệ sinh, không thả rông và chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tạo khuôn viên gia đình sạch sẽ, thoáng mát. Từng hộ dân có ý thức vươn lên thoát nghèo và tham gia với cộng đồng đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng NTM, như hiến đất làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, lớp học mầm non thôn bản, sân chơi, bãi tập thể thao. UBND huyện tập trung chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vùng sản xuất hàng hóa như vùng mía, ngô, rau quả, sản xuất vụ đông; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hạ tầng KT-XH trung tâm xã và hạ tầng tại các thôn; hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sản xuất hàng hóa nông nghiệp, TTCN ngành nghề nông thôn và dịch vụ. Tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện dồn điền - đổi thửa, tích tụ đất đai để sản xuất hàng hóa, chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình trong quá trình thực hiện... Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung hoàn thiện đề án xây dựng NTM của huyện, hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng NTM cho 22 xã. Đồng thời, xác định các nội dung, tiêu chí cần phải triển khai thực hiện cụ thể đối với xã điểm Tòng Đậu và 4 xã điểm của huyện là Xăm Khòe, Mai Hịch, Mai Hạ, Chiềng Châu.
Hải Linh
Nhằm góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa đề nghị các Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai rà soát, quy định chức năng, nhiệm vụ về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
(HBĐT) - Từ trước Tết âm lịch cho đến nay, thời tiết rét đậm kéo dài khiến cho người nông dân trồng sắn cả tỉnh nói chung và huyện Yên Thủy nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thiếu nắng, hàng chục ngàn tấn sắn của người dân dần trở nên mốc meo. Cộng với giá sắn năm nay tiểu thương thu mua thấp chỉ bằng 2/3 năm trước đã khiến cho người trồng sắn hết sức khó khăn.
(HBĐT) - Được tổ chức Hội Nông dân đứng ra hỗ trợ về vốn, giống, vật tư, KHKT..., hàng ngàn nông dân huyện Lương Sơn đã mạnh dạn áp dụng KH-KT, công nghệ vào SX-KD, đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề...
(HBĐT) - Bằng lòng quyết tâm và nghị lực, cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, ông Trần Viết Ngân, CCB, thương binh hạng 4/4 ở xóm Chu, xã Trung Minh (TPHB) đã xây dựng lên trang trại VAC có hiệu quả kinh tế cao, trở thành một trong những trang trại điển hình của xã.
Hàng loạt vụ cháy xe máy, ôtô khiến người tiêu dùng nghi ngờ chất lượng xăng dầu, đặc biệt khi nhiều mẫu xăng phát hiện có chứa nước, pha methanol, xăng không đạt chỉ số octan như công bố...
“Tôi giận kinh khủng vì mua máy mới, không làm rớt, không va đập khi có sự cố mang tới bảo hành, nhân viên không ghi rõ tình trạng máy sau đó tự ý mang đi sửa lại yêu cầu đóng 5 triệu đồng”, anh Tuấn Anh bức xúc.