Nông dân sản xuất lúa sẽ được Chính phủ hỗ trợ tiền hàng năm.
Trước thực trạng đất trồng lúa đang bị thu hẹp, Bộ NN&PTNT vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, dự thảo tính tới việc hỗ trợ tiền hằng năm cho nông dân trực tiếp sản xuất lúa...
Hỗ trợ tiền cho nông dân
Theo dự thảo trên, đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, từ 2012-2015, ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định, các địa phương còn được ngân sách T.Ư hỗ trợ bổ sung có mục tiêu là 500 nghìn đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, và 100 nghìn đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác.
Riêng khoản này, trung bình mỗi năm Nhà nước hỗ trợ bổ sung cho các địa phương sản xuất lúa trên 1.730 tỷ đồng/năm, trong đó, hỗ trợ cho diện tích trồng lúa nước gần 1.650 tỷ đồng, còn lại là đất lúa khác.
Tương tự, dự thảo nghị định cũng nói rõ, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được hỗ 500 nghìn đồng/ha/năm đối với sản xuất lúa trên đất trồng lúa nước, trên đất lúa khác là 100 nghìn đồng/ha/năm.
Dự thảo Nghị định cũng quy định hỗ trợ bổ sung thiệt hại về phân bón và thuốc trừ sâu cho sản xuất lúa khi gặp thiên tai dịch bệnh, theo mức thiệt hại tối đa 100 nghìn đồng/ha lúa mất trắng, 200 nghìn đồng/ha lúa bị thiệt hại 30-70%. Ngoài ra, còn hỗ trợ nông dân chi phí khai hoang, giống canh tác trên diện tích khai hoang...
Trao đổi với Tiền Phong GS Võ Tòng Xuân cho rằng, với nông dân, khi có đất rồi, phải trồng lúa. Nếu giá cả trồi sụt, bằng biện pháp giá, Nhà nước sẽ giúp nông dân có lời. Mặt khác, có thể bù tiền cho nông dân trữ lúa. “Hỗ trợ trực tiếp cho nông dân là tốt nhất. Chứ đừng đưa tiền cho mấy cơ quan Nhà nước ở tỉnh hay là mấy ông doanh nghiệp. Hiện mình cứ đưa tiền cho doanh nghiệp mua tạm trữ, dân đâu có được đồng nào” - GS Xuân nói.
Còn theo TS Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT, việc hỗ trợ cho nông dân là cần thiết, nhưng phải tính toán lợi thế so sách của trồng lúa với loại cây trồng khác và căn cứ lợi thế từng vùng để hỗ trợ; chứ không nên cào bằng cả nước.
Chuyển đổi 2 ha đất chuyên trồng lúa phải trình Thủ tướng
Theo Dự thảo nghị định, UBND các tỉnh, thành phố phải tổ chức công bố công khai, quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt; xác định được ranh giới diện tích đất trồng lúa, đặc biệt là diện tích chuyên trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong đó, dự thảo nghị định nêu rõ, trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng với quy mô dưới 2 ha do UBND tỉnh, thành phố xét duyệt. Còn trường hợp chuyển đổi với mục đích, quy mô từ hơn 2 ha, phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi xét duyệt cho chuyển mục đích sử dụng. Việc chuyển đổi đất lúa sang cây trồng hàng năm phải báo cáo UBND xã, việc chuyển đổi phải phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương, không ảnh hưởng tới đất lúa sau này.
Ngoài ra, khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào các mục đích khác với quy mô dưới 20 ha, UBND tỉnh, thành phố xét duyệt; còn với quy mô từ 20 ha trở lên, phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Khi chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, nếu chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ quy định, để đất hoang hóa sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.
Dự thảo nghị định cũng nghiêm cấm các hành vi gây ô nhiễm, làm thoái hoá, làm biến dạng mặt bằng của đất dẫn đến không trồng lúa được; bỏ hoang đất chuyên trồng lúa nước từ 12 tháng trở lên và đất lúa khác từ 2 năm trở lên không vì lý do thiên tai bất khả kháng.
Theo GS Nguyễn Tòng Xuân, muốn giữ được 3,8 triệu ha đất lúa, phải có những giải pháp kiên quyết, không để lấy đất lúa làm Cty này, nhà máy kia, con đường nọ.
“Mình còn diện tích khác, có thể đi vào những cánh rừng tồi tàn để xây dựng nhà máy, hoặc khai thác cây trồng khác. Không nên lấy đất lúa làm cái gì khác ngoài lúa. Pháp lệnh phải như vậy. Nếu không thì các ông ở xã, huyện, tỉnh, tự ý lấy đất lúa của dân mà làm cái khác, dễ sinh ra tham nhũng. Mặt khác, phải giao đất lúa đó lâu dài cho nông dân. Tới đây, khi sửa đổi Luật Đất đai, cần giao sổ đỏ luôn cho nông dân, lúc đó, mấy ông xã, huyện không có quyền đẩy nông dân đi chỗ khác” - GS Xuân nói.
Theo Báo Tienphong
(HBĐT) - Trong tháng 1/ 2012, giá trị sản xuất CN-TTCN huyện Yên Thủy theo giá hiện hành đạt 19.829,8 triệu đồng, so cùng kỳ tăng 17,48%.
(HBĐT) - Chúng tôi về Tòng Đậu (Mai Châu), xã được chọn làm đơn vị thực hiện điểm xây dựng NTM. Tòng Đậu có những nét đặc trưng của vùng núi cao với các thung lũng nằm giữa các khe núi hình thành các ruộng bậc thang, bãi trồng rau màu và xen ghép đây đó là các điểm dân cư.
(HBĐT) - Ngày 24/2, Đoàn công tác Ban Quan lý dự án giảm nghèo tỉnh cùng đại diện Ngân hàng WB đã thị sát và tìm hiểu nguyện vọng trồng cây thanh hao của người dân xã Phú Vinh (Tân Lạc).
(HBĐT) - Là tỉnh hơn 84% dân số sống bằng nông nghiệp, thời gian qua, nông nghiệp - nông dân - nông thôn ở tỉnh ta đã từng bước vượt khó khăn để ổn định và phát triển. Nhiều địa phương đã bước đầu triển khai hiệu quả NQT.ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các xã điểm theo chương trình của Chính phủ với mong muốn nâng cao mọi mặt đời sống nông dân ở nông thôn.
Lạm phát cao trong năm 2011 là thách thức chính khiến cho người dân Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra thận trọng trong năm 2012. Đây là nhận định mới nhất của HSBC về tình hình kinh tế Việt Nam 2012.
Chỉ trong vòng 1 tuần, 3 “trụ cột” của hệ thống ngân hàng (NH) gồm Agribank, Vietinbank và Vietcombank đã đồng loạt tuyên bố giảm lãi suất (LS) cho vay từ 1-2%/năm (trước đó, BIDV cũng đã giảm LS). Động thái này của 4 NH đang chiếm 60% nguồn cung tín dụng toàn thị trường được kỳ vọng sẽ kéo mặt bằng LS chung giảm thực sự.