Trong kỳ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3, nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm và tiếp tục xu hướng ổn định cùng với đó là sức mua thấp, giá nguyên liệu đầu vào không cao. Theo các chuyên gia thị trường, đây là những yếu tố tích cực cho sự kỳ vọng giảm CPI tháng 3 quanh mức 0,4-0,5%.
Trong tháng 2, thời tiết thuận lợi ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng của các loại rau củ nên nguồn cung dồi dào và giá cả đã ổn định trở lại. Giá thực phẩm tươi sống đã dần ổn định do nguồn cung dồi dào, nhu cầu không còn cao như dịp Tết Nguyên đán. Thị trường thực phẩm trong tháng 3 được dự báo có xu hướng giảm nhẹ do nhu cầu giảm sau Tết nguyên đán. Riêng mặt hàng thịt gà có thể tăng giá tại một số địa phương do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình xuất khẩu gạo, giá lúa gạo thường tại Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua liên tiếp giảm. Các chuyên gia thị trường dự báo, trong thời gian tới do ảnh hưởng của giá lúa gạo thế giới và việc mua tạm trữ nên giá lúa gạo thường trong nước sẽ ổn định, giá gạo xuất khẩu chất lượng cao ổn định hoặc tăng nhẹ.
Tháng 3 sẽ vẫn là tháng sản xuất cao điểm của mặt hàng đường. Sản lượng đường dự kiến có thể đạt 250.000 tấn, vì vậy, các chuyên gia dự báo giá đường bán buôn có xu hướng giảm nhẹ, giá đường bán lẻ tiếp tục ổn định. Với mặt hàng sữa, các chuyên gia dự báo sẽ ở mức cao. Từ đầu tháng 2, một số hãng sữa trong nước đã điều chỉnh tăng giá do giá nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất tăng.
Bộ Tài chính đã có công văn về việc thực hiện bình ổn giá sữa của các doanh nghiệp. Theo đó, cơ quan này yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá theo quy định; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa không điều chỉnh tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.
Giá phân bón trong nước thời gian qua ổn định và được dự báo sẽ không thay đổi trong thời gian tới do nhu cầu thấp tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và không tăng tại các tỉnh phía Bắc. Tương tự, giá thức ăn chăn nuôi cũng được dự báo tiếp tục ổn định. Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam , thị trường thức ăn chăn nuôi thời gian tới có nhiều lợi thế cho sự ổn định về giá do các nhà sản xuất tiếp tục chương trình giảm giá khuyến mại với mức chiết khấu từ 160-200 đồng/kg. Cơ quan này cũng dự báo, nhiều khả năng thức ăn chăn nuôi sẽ không tăng giá đến hết tháng 6/2012.
Mặt hàng xây dựng cũng nằm trong nhóm hàng tiếp tục ổn định về giá do tiêu thụ chậm. Mặc dù tồn kho tăng, nhưng giá bán xi măng trong nước thời gian qua vẫn ổn định. Hiện giá bán xi măng tại các nhà máy phổ biến từ 1,25-1,56 triệu đồng/tấn, giá bán lẻ tại các địa phương cũng ổn định ở mức 1,3-1,8 triệu đồng/tấn. Do tình hình tiêu thụ chậm nên một số nhà sản xuất giảm giá bán thông qua việc tăng chiết khấu bán hàng. Giá bán thép của các nhà sản xuất trong nước trong tháng 2 đã giảm nhẹ, khoảng 50.000 đồng-120.000 đồng/tấn (chưa tính VAT). Giá thép bán lẻ tại các địa phương cũng giảm khoảng 100.000-400.000 đồng/tấn, phổ biến ở mức 17, 4-18,4 triệu đồng/tấn.
Mặt hàng nữa được dự báo tiếp tục ổn định là thuốc chữa bệnh. Theo báo cáo của Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược, thị trường dược phẩm trong tháng 2 ổn định, giá các mặt hàng thành phẩm sản xuất trong nước và nhập ngoại đều không điều chỉnh nhiều. Riêng giá gas được các chuyên gia dự báo có xu hướng tăng bởi giá gas nhập khẩu trong tháng 3 sẽ tiếp tục tăng do thời tiết tại châu Âu vẫn còn khá rét.
Trong tháng 2, do giá gas nhập khẩu tăng mạnh nên các doanh nghiệp kinh doanh gas đầu mối đã điều chỉnh tăng giá mặt hàng này thêm 42.000 đồng/bình 12kg. Trước đó, trong tháng 1, giá gas cũng đã được điều chỉnh tăng tổng cộng 2 lần.
Bộ Công Thương đã đề nghị Hiệp hội Gas Việt Nam tiếp tục làm tốt vai trò kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh gas, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng của nhà nước để thực thi có hiệu quả các văn bản pháp luật về kinh doanh gas nhằm lặp lại trật tự thị trường gas./.
Theo TTXVN
Đó là chủ đề của cuộc Hội thảo được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức dưới sự hỗ trợ của Dự án MUTRAP III, diễn ra ngày 29/2, tại Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 29/2, Sở Công thương đã tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 2 tháng đầu năm, ước thực hiện cho đến hết quý I và tìm giải pháp đẩy mạnh công tác quý II.
(HBĐT) - Ngày 29/2, tại xã Nhuận Trạch, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức lễ công bố đồ án quy hoạch chung NTM xã điểm Nhuận Trạch giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020. Đến dự có đại diện BCĐ 800 tỉnh, huyện, 15 thôn, đơn vị tư vấn. Tổng diện tích lập quy hoạch là 897,74 ha.
(HBĐT) - Những năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong đã thông qua các tổ chức hội như Hội Nông dân, Hội CCB, HPN, Đoàn Thanh niên xã Thu Phong tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hội viên được tiếp cận với các chương trình tín dụng ưu đãi như vốn sinh viên, vốn tạo việc làm, vốn người nghèo... để đầu tư phát triển kinh tế với các ngành nghề phù hợp. Qua đó đã góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ gia đình, làm thay đổi diện mạo nông thôn.
(HBĐT) - Trong 2 năm 2010-2011, tỉnh ta đã dành trên 32 tỉ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn. Hình thức thực hiện là hỗ trợ bằng tiền mặt.
(HBĐT) - Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003 đến nay, CLB thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế ở thôn Cố Thổ, xã Hoà Sơn (Lương Sơn) đã tiếp sức, tạo động lực giúp nhiều bạn trẻ vững vàng, tự tin lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống, làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương mình.