Thị trường tiêu thụ cam, mía Cao Phong  chủ yếu vẫn dưới hình thức nhỏ lẻ.

Thị trường tiêu thụ cam, mía Cao Phong chủ yếu vẫn dưới hình thức nhỏ lẻ.

(HBĐT) - Nhắc đến Cao Phong, người ta nghĩ ngay đến vùng đất nổi tiếng với cây cam và mía - 2 loại cây công nghiệp, ăn quả có múi đặc sản. Chính những cây nông sản tiềm năng, chủ lực này đã đưa Cao Phong trở thành vùng kinh tế phát triển năng động. Tuy nhiên, thực trạng tiêu thụ sản phẩm hàng chủ lực cam, mía còn thiếu tính ổn định, chưa vươn tới được thị trường đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã.

 

Lý giải thực tế này, ông Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho rằng, cùng với việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nhu cầu được sử dụng những sản phẩm hoa quả sạch, có chất lượng ngày càng nhiều, nhất là ở khu vực thành thị. Người dân tìm đến các siêu thị để mua sắm, tiêu dùng ngày càng nhiều. Đây vừa là dấu hiệu đáng mừng, vừa đáng lo bởi lẽ những sản phẩm cây, quả tươi muốn được bày bán ở các siêu thị cần trải qua quá trình kiểm tra về mẫu mã, chất lượng sản phẩm hết sức khắt khe. Một sản phẩm cây, quả tươi muốn được bày bán trong các siêu thị và được người dân lựa chọn sử dụng phải đáp ứng đủ các yếu tố như được chứng nhận an toàn thực phẩm (VietGAP), trái cây ngon, đẹp, không bị trầy xước, đóng gói đẹp, giá bán hợp lý, có thể cạnh tranh với trái cây ngoại nhập cùng loại và có xuất xứ hàng hóa rõ ràng. Bên cạnh đó, đối với hợp đồng bán sản phẩm cho siêu thị, nhà xuất khẩu, các nhà vườn cần cung cấp với số lượng lớn, chất lượng đảm bảo, có thể bảo quản được trong thời gian dài và hàng phải có nhãn hiệu...

 

Trong 5 năm (2006 - 2011), diện tích 2 loại cây trồng cam và mía tại địa bàn huyện liên tục tăng lên. Nếu năm 2006, toàn huyện mới có 1.614 ha mía, 270 ha cây ăn quả có múi (cam, quýt) thì hiện nay, diện tích mía đã được mở rộng lên 2.600 ha, diện tích cây ăn quả có múi 577 ha. Riêng đối với cây cam ở vụ thu hoạch vừa qua đạt sản lượng hơn 9.500 tấn. Con số này trong vài năm tới đây sẽ còn tăng cao hơn nữa do nhu cầu của thị trường. Dự kiến đến năm 2015, diện tích trồng cây có múi toàn địa bàn đạt khoảng hơn 800 ha, sản lượng ước đạt 22.000 tấn. Mặc dù sản lượng tăng, được thị trường ưa chuộng, đặc biệt là tại thị trường miền Bắc nhưng cam, mía Cao Phong vẫn chưa được bày bán  tại thị trường đòi hỏi cao về mẫu mã, chất lượng như siêu thị, hàng xuất khẩu.

 

Vấn đề tiêu thụ cam và mía ở đây vẫn bằng hình thức bán nhỏ lẻ, thị trường trôi nổi, không mang tính hệ thống, chủ yếu do thương nhân từ nơi khác đến mua trực tiếp hoặc do thương nhân trên địa bàn vận chuyển đi nơi khác nên dễ bị ép giá, gây tâm lý hoang mang cho các hộ nông dân mỗi khi đến vụ thu. Trong điều kiện môi trường kinh doanh nhiều biến động, diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro và áp lực, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định đến sản phẩm cạnh tranh trên thương trường. Đã đến lúc cần thiết lập một thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho nông sản Cao Phong. Theo ông Nguyễn Văn Chính, Phó trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện, để giải quyết được vấn đề này cần sớm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản cam, mía; xúc tiến việc đăng ký lô gô, nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý hoàn chỉnh trên cả nước về cam, mía để người tiêu dùng biết đến và tin dùng; xây dựng nhà máy chế biến hoa quả mang nhãn hiệu sản phẩm huyện và thiết lập mối quan hệ với các DN, nhà phân phối lớn đủ tin cậy trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm để hình thành kênh phân phối ổn định. Huyện cũng mong muốn được tỉnh hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu để quảng bá, mở rộng thị trường, tăng giá trị kinh tế, hỗ trợ dự án phát triển vùng chuyên canh trái cây đặc sản và hỗ trợ thông tin, giá cả    thị trường.

 

Trong việc đẩy mạnh phát triển cây mía và cây ăn quả có múi của huyện Cao Phong còn một khó khăn đáng bàn là vẫn chưa hình thành vùng SX chuyên canh lớn, chưa có quy trình SX đồng bộ, vườn ươm đủ tiêu chuẩn để có thể cung cấp giống tốt cho diện tích cây trồng mới dẫn đến một số diện tích cây trồng mới nhiễm bệnh, không đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm. Do không được hướng dẫn đồng bộ về quy trình trồng, chăm sóc nên bệnh đã phát tán ra xung quanh gây thiệt hại cho người dân. Trong khi đó, giá thành mía và cam, quýt khá cao so với sản phẩm nhập khẩu, chưa đăng ký logo, nhãn hiệu sản phẩm, chưa có chứng nhận chính thức về VSATTP. Để đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm đủ tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường siêu thị, xuất khẩu..., sản phẩm cam, mía Cao Phong cần không ngừng  ứng dụng KHCN, tìm ra các giống cây trồng tốt, thực hiện quy trình sản xuất sạch và được quảng bá rộng rãi ở các thị trường xác định mục tiêu.

 

 

 

                                                               Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hoạt động thông tin thị trường đã hỗ trợ đặc sản rượu cần Hòa Bình vươn ra thị trường các tỉnh, thành trong cả nước.
Công ty đóng tàu Hạ Long hoàn thiện tàu 53.000 tấn. Ảnh minh họa. (Nguồn: Huy Hoàng/TTXVN)
Không có hình ảnh

Hai tháng đầu năm 2012: Những mảng sáng kinh tế

Với các kết quả đạt được như sản xuất công nghiệp lấy lại được đà tăng trưởng, xuất khẩu tăng cao giúp khống chế nhập siêu ở mức 4,1% và chỉ số giá tiêu dùng lại tăng rất thấp so với cùng kỳ 10 năm lại đây, kinh tế 2 tháng đầu năm đã có bước khởi đầu lạc quan, tạo “bàn đạp” thuận lợi để vượt lên các thách thức trong năm nay.

Mô hình trồng mướp đắng, bí đỏ ở xóm Máy 3

(HBĐT) - Mô hình đang được bà con ở xóm Máy 3, xã Hòa Bình (TPHB) sử dụng trên những mảnh đất kém màu mỡ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 6 lần so với canh tác lúa.

Duy trì hoạt động 166 CLB khuyến nông

(HBĐT) - Hiện, hệ thống khuyến nông toàn tỉnh duy trì hoạt động của 166 CLB khuyến nông với 15.631 hội viên tham gia. Các CLB sinh hoạt ít nhất 1 lần /tháng bằng các hình thức đa dạng, phong phú, các hội viên cùng nhau chia sẻ, trao đổi và học tập kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn thành viên sử dụng đồng vốn hiệu quả, giảm rủi ro trong SX, góp phần tăng thu nhập cho gia đình...

TPHB: Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 2 ước đạt 196,3 tỷ đồng

(HBĐT) - Tháng 2, hoạt động thương mại - dịch vụ của TPHB ngay sau Tết Nguyên đán duy trì phát triển khá, giá cả thị trường ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 196,3 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khối các hộ kinh doanh đạt 106, 2 tỷ đồng, khối DN đạt 90,1 tỷ đồng.

“Đỏ mắt” săn vốn rẻ

Khoảng nửa tháng trở lại đây, nhiều NH đã công bố giảm lãi suất và mức thấp nhất là 14,5% dành cho lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều DN cho biết họ vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn rẻ này và nếu có thì điều kiện cho vay cũng rất khắt khe.

Đầu tuần, vàng nhích thêm 30.000 đồng mỗi lượng

Sáng nay (5/3), giá vàng trong nước tăng thêm gần 30.000 đồng so với đóng cửa cuối tuần trước và đang đắt hơn thế giới trên 1,6 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục