Trên 80% số hộ dân của xã Phú Vinh (Tân Lạc) phải vay vốn của tư thương với lãi suất cao để trồng mía tím.

Trên 80% số hộ dân của xã Phú Vinh (Tân Lạc) phải vay vốn của tư thương với lãi suất cao để trồng mía tím.

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cây mía tím được xem là cây chủ lực phát triển kinh tế tại xã Phú Vinh (Tân Lạc) đang khiến cho hàng trăm hộ nông dân như ngồi trên đống lửa vì không bán được. Hơn thế, với lãi suất vay của giới thu mua và tư thương, nhiều trường hợp lên đến gần hai trăm %/năm càng làm cho người nông dân nơi đây lo lắng.

 

Thắt lòng mía tím

 

Rẽ từ quốc lộ 6 cắt ngang qua xã Phú Cường (Tân Lạc) chừng dăm bảy km là đến Phú Vinh, một xã vùng sâu, xa của huyện Tân Lạc. Trời tháng đầu tháng 3, đến 9 giờ sáng mà mây mù vẫn cứ như quấn lấy bản làng. Ngoài cánh đồng, những ngọn mía tím san sát nhau tít tắp. Năm nay, thời tiết rét kéo dài hơn mọi năm nên đa số người dân cứ quanh quẩn trong nhà, câu chuyện của mọi người hầu như đều xoay quanh về cây mía tím.

 

Theo lãnh đạo UBND xã Phú Vinh, năm 2011, tổng diện tích gieo trồng cả năm của xã vào khoảng trên 1.000 ha, trong đó, cây mía đã chiếm hơn 1/3 , vào khoảng 360 ha với trên dưới 800 hộ dân tham gia trồng. Riêng cây mía tím, cả xã có khoảng 320 ha, còn lại là mía đường. Năm nay, thời tiết rét đậm kéo dài nên từ tết đến giờ, ít người đến hỏi mua mía tím. Thỉnh thoảng mới có hộ may mắn bán được một vài xe ô tô nhưng giá cũng thấp hơn so với năm trước khá nhiều.

 

Vào thời điểm này mọi năm là lúc người dân tất bật với vụ mía mới cùng các loại cây trồng khác. Nhưng năm nay, cây mía như thể thách thức người dân nơi đây. Với ngay cả anh Đinh Công Hoà, Phó Trưởng xóm Kè được đánh giá khá năng động cũng chẳng lấy gì làm khá hơn. Gia đình anh Hoà hiện có khoảng 1 ha mía tím. Từ đầu năm 2011 gia đình anh đã đầu tư hàng chục triệu đồng trồng mía đến nay vẫn chưa  bán được. Anh Hoà than thở, năm nay do trời rét kéo dài, người dân ít ăn mía nên loại cây này tiêu thụ chậm, có rất ít tư thương thu mua mía, cũng đành phải đợi thôi.

 

Hộ nghèo lao đao với vay lãi suất cao

 

Tìm hiểu kỹ hơn, một sự thật đắng lòng hơn, cây mía đối với đa số người dân Phú Vinh chính là lãi suất vay của tư thương tại địa bàn trong huyện cho đến các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương cho đến cả Phú Thọ cứ ngày một thêm chồng chất. Chị Đinh Thị Quế, xóm Ưng là một thí dụ. Đầu năm 2011, gia đình chị trồng được 3 ha mía tím. Đầu tư phải cần có vốn, cố gắng vay ngân hàng cũng chỉ được khoảng 20 triệu đồng. Với 3 ha mía, gia đình chị Quế đành vay ngoài khoảng 150 triệu đồng của những người chủ hay thu mua mía khu vực này. Lãi suất cũng tạm cho là rẻ (theo lời chị Quế) vào khoảng 4%/ tháng, tính ra một năm khoảng 48%.

 

Có điều lạ, nói đến 4%/ tháng mà chị Quế cũng coi như bình thường và có vẻ nhẹ nhàng. Thực tế vay mượn ở đây, cứ đầu năm người trồng mía ứng vốn của tư thương, cuối năm bán mía rồi trả cả gốc lẫn lãi luôn thể. Được cái chẳng phải thế chấp như ngân hàng mà năm nào, chị Quế cùng nhiều hộ khác cũng vay như vậy mà vẫn trả được nên thấy bình thường..

 

Sự thực trên có lẽ làm nhiều người giật mình nhưng với người trồng mía xã Phú Vinh, nhất là người nghèo đã tồn tại nhiều năm. Thực tế là, đầu tư 1 ha mía tím hiện nay ngót nghét cả trăm triệu đồng từ phân, giống cho đến công chăm sóc. Với những hộ nghèo, số tiền trên quả là quá lớn. Huy động của người thân, cộng đồng dân cư trong xã, của những hộ khá hơn cũng chẳng được bao nhiêu. Chị Đinh Thị Duyên, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phú Vinh cho biết, cả xã có đến trên 80% hộ phải vay vốn của ngân hàng và tư thương để trồng mía.      

 

Trên thực tế, ở xã Phú Vinh người nào may mắn còn được vay với lãi suất  4%/ tháng để đầu tư vào trồng mía. Theo như chị Duyên, sợ nhất là những lúc cần tiền đột xuất như trả tiền thuê nhân công hay gia đình có việc vay nóng cũng phải mất 5.000 đồng/triệu/ngày là chuyện thường. Ở nhiều nơi, có thể vay nóng một vài ngày là trả được, còn ở Phú Vinh, người vay nuốn trả khoản vay lãi suất "cắt cổ" đó thì cũng phải đợi tới lúc bán được mía hoặc sản phẩm nông nghiệp khác. Với lãi suất vay 5.000 đồng/triệu/ngày, mỗi tháng người nông dân phải trả 15%, còn một năm lãi suất lên tới khoảng 180%.

 

                                                                                       Hồng Trung

 

 

Các tin khác

Ngay từ những ngày đầu năm, Công ty Bandai 100% vốn của Nhật Bản ở khu công nghiệp bờ trái sông Đà đã tạo việc làm cho trên  100 lao động địa phương.
Công nhân Công ty CP Mía đường Hoà Bình đóng gói sản phẩm đường sau sản xuất.
Cây Dó bầu. (Nguồn: snnptnt.danang.gov.vn)
Không có hình ảnh

Những bất cập tại hội chợ thương mại Hòa Bình năm 2012

(HBĐT) - Suốt từ ngày 3-11/3, tại khu dân cư bắc đường Trần Hưng Đạo diễn ra Hội chợ thương mại tỉnh Hòa Bình, trên các trục đường chính của TPHB trở nên ồn ào hơn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ước đạt 548 tỷ đồng

(HBĐT) - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2012 trên địa bàn tỉnh ước đạt 548 tỷ đồng, bằng 91,3% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2011. Lũy kế 2 tháng ước đạt 1.148,2 tỷ đồng, đạt 13,7% so với kế hoạch.

Hội thảo tham vấn phát triển sản xuất lúa giống nông hộ

(HBĐT) - Ngày 16/3, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo tham vấn phát triển sản xuất lúa giống nông hộ. Tham dự hội thảo có đại diện Viện nghiên cứu lúa - Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các nhóm sản xuất lúa giống nông hộ tại 9 xã thuộc 3 huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn.

Phát động chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng”

Tại lễ phát động chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2012, ngày 15.3, ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công thương kêu gọi người tiêu dùng cần nâng cao ý thức bảo vệ người tiêu dùng.

Công ty CP ĐTXDCT 222: Vì mục tiêu bảo đảm ATGT, phát triển bền vững

(HBĐT) - Công ty CP ĐTXD CT 222 có nhiệm vụ quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, bảo đảm giao thông cho 236,5 km quốc lộ 6, quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh và Hà Nội; đấu thầu thi công các công trình giao thông, công nghiệp dân dụng... Đa số các tuyến đường này nằm trên địa hình miền núi, đường đèo dốc quanh co, vực sâu, nguy hiểm khi giao thông. Hàng năm vào mùa mưa bão, đường thường bị rửa trôi, bong bật, sạt lở đất, đá gây ắch tắc giao thông.

Kim Bôi tăng cường chăm sóc lúa chiêm – xuân

(HBĐT) - Vụ chiêm - xuân 2012, huyện Kim Bôi thực hiện cấy 2.500 ha, đạt 100% kế hoạch, trong đó có 80 ha cấy lúa bấp bênh đã được chuyển sang trồng màu. Đến thời điểm này, diện tích đang trong giai đoạn đẻ nhánh, hồi xanh, nông dân các xã, thị trấn tích cực ra đồng bảo vệ, chăm sóc lúa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục