Đường GTNT xã Phú Vinh (Tân Lạc) được bê tông hóa.

Đường GTNT xã Phú Vinh (Tân Lạc) được bê tông hóa.

(HBĐT) - Đề án cứng hóa đường GTNT tỉnh ta được triển khai theo phương thức “Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ”, áp dụng cho hệ thống đường GTNT là đường liên thôn, xóm, đường nối từ quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện vào KDC, đường nội bộ KDC. Trong những năm qua, việc thực hiện triển khai đầu tư bê tông hoá đường nông thôn trên phạm vi cả tỉnh đã được các cấp, ngành, địa phương thực hiện khá quyết liệt, đặc biệt nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân.

 

Trong quá trình thực hiện từ năm 2004 đến hết năm 2011, toàn tỉnh đã thực hiện được trên 1.000 km đường bê tông, tạo điều kiện cải thiện đáng kể hạ tầng giao thông, nhất là những nơi kinh tế còn khó khăn. Thực tiễn trong quá trình thực hiện đã cho thấy đây là một chủ trương đúng về phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh, phù hợp với nguyện vọng và mang lại lợi ích, phục vụ thiết thực đời sống nhân dân và phát triển KT-XH của địa phương; được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quán triệt và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia. Theo ông Trần Hải Lâm, Phó Giám đốc Sở GT-VT, kết quả thực hiện đề án cứng hoá đường GTNT trong những năm qua đã khẳng định sự đúng đắn, thiết thực và sự quyết tâm nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành chức năng có liên quan và sự đóng góp quan trọng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Nhiều xã vùng cao, sâu còn nhiều khó khăn cũng đề nghị được tham gia và thực hiện tốt kế hoạch cứng hoá như: xã Đồng Chum, Mường Chiềng, Đồng Ruộng, Mường Tuổng (Đà Bắc); Xăm Khoè (Mai Châu); Bắc Sơn (Kim Bôi).

 

Trong năm 2011, rút kinh nghiệm từ những năm trước thực hiện cứng hoá đường GTNT, ngay sau khi có quyết định của UBND tỉnh giao kế hoạch vốn cho các đơn vị, địa phương, UBND các huyện, thành phố đã phân bổ và giao kế hoạch cho các xã, phường, thị trấn huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân để thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện trong năm 2011 đạt trên 67,7 tỷ đồng với ngân sách tỉnh hỗ trợ bằng vốn vay tín dụng ưu đãi gần 15 tỷ đồng, ngân sách huyện trên 16 tỷ đồng và nhân dân đóng góp gần 33,7 tỷ đồng. Tổng khối lượng thực hiện đạt 117,3 km, trong đó, loại mặt đường rộng 2 m: 18,2 km; loại mặt đường rộng 2,5 m: 49,7 km; loại mặt đường rộng 3 m khoảng 32,8 km và loại mặt đường rộng 3,5 m dài 16,6 km. Trong quá trình thực hiện bê tông hoá GTNT, những khó khăn, vướng mắc cũng phần nào làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, trong đó giá cả vật liệu thị trường luôn biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện Đề án. Đến nay, những địa phương còn lại thực hiện Đề án đa số thuộc vùng sâu, xa, dân cư thưa, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, không có điều kiện và khả năng đóng góp bằng tiền mà chỉ có thể đóng góp ngày công lao động, trong khi đó  mức huy động nhiều do khối lượng bình quân trên hộ dân lớn. Trong kế hoạch năm 2012 thực hiện đề án cứng hoá đường GTNT, tỉnh phấn đấu thực hiện khoảng 88km, trong đó, loại mặt đường có bề rộng 3 - 3,5 m đảm bảo đúng với các tiêu chí trong xây dựng NTM về hạ tầng giao thông với kinh phí hỗ trợ ước từ ngân sách tỉnh khoảng 20 tỷ đồng. Để thực việc triển khai được tốt, tỉnh ta đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện như: chỉ đạo các huyện, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao; ưu tiên những địa phương có điều kiện và khả năng về nguồn lực để phân bổ kế hoạch làm trước; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công trình; hoàn thiện đắp lề đường theo thiết kế và lập phương án bảo trì nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác của đường. Ngoài ra, kịp thời bố trí kinh phí để các địa phương chủ động trong việc cung ứng xi măng và triển khai thực hiện kế hoạch theo tiến độ, trên cơ sở ưu tiên các sản phẩm của các nhà máy xi măng trong tỉnh. Khuyến khích các địa phương tranh thủ, tạo nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để làm mặt đường GTNT. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan có liên quan và huyện, thành phố trong kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thanh quyết toán nguồn vốn hỗ trợ, vốn huy động dân theo quy định của   pháp luật.

 

Hiện nay, Sở GTVT cùng Sở Tài chính đang gấp rút triển     khai các thủ tục liên quan trình UBND tỉnh. Ngay sau khi có quyết định về nguồn vốn, bê tông hoá GTNT sẽ được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo vượt kế hoạch đề ra. Phấn đấu đến năm 2013 hoàn thành vượt trước 2 năm đầu tư xây dựng toàn bộ 1.350 km đường giao thông như trong Đề án cứng hoá GTNT đề ra.

 

                                                                                 Hồng Trung  

   

Các tin khác

Đ/C Nguyễn Minh Quang - UV BTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các nhà thầu đang khẩn trương xây dựng hạ tầng khu dan cư Trung tâm Thương mại - Dịch vụ bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình).

Rét kéo dài, lãi suất cho vay cao - người trồng mía xã Phú Vinh lao đao

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cây mía tím được xem là cây chủ lực phát triển kinh tế tại xã Phú Vinh (Tân Lạc) đang khiến cho hàng trăm hộ nông dân như ngồi trên đống lửa vì không bán được. Hơn thế, với lãi suất vay của giới thu mua và tư thương, nhiều trường hợp lên đến gần hai trăm %/năm càng làm cho người nông dân nơi đây lo lắng.

Doanh nghiệp trong tỉnh nỗ lực vượt khó

(HBĐT) – Ngay trong 2 tháng đầu năm nay, ở các khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đã giải ngân đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất 4 triệu USD, tương đương 21,4 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 120 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước trên 4,3 tỷ đồng.

Thu mua 79.000 tấn mía nguyên liệu

(HBĐT) - Tính đến ngày 16/3, Công ty CP Mía đường Hoà Bình đã thu mua được trên 79.000 tấn mía nguyên liệu trong và ngoài tỉnh. Giá thu mua tại vườn của bà con nông dân trong tỉnh là 950 đồng/ kg, tăng 100 đồng so cùng kỳ năm 2010.

Trầm hương VN có thể đứng hàng đầu Đông Nam Á

Theo ông Trần Hợp, Chủ tịch Hội Trầm hương Việt Nam, Việt Nam là nước có điều kiện địa lý, khí hậu thuận lợi hàng đầu Đông Nam Á để phát triển cây dó bầu để sản xuất được những loại trầm hương có chất lượng tốt.

Bị phá hợp đồng lại còn bị hành

Vụ việc Vinashin đổ bể từ những năm trước đã kéo theo hệ quả hết sức tồi tệ cho nền kinh tế đất nước. Không chỉ có vậy, một số đơn vị thành viên của Vinashin cũng giẫm theo vết xe đổ của Cty mẹ đã làm cho các đối tác của họ khốn đốn.

Những bất cập tại hội chợ thương mại Hòa Bình năm 2012

(HBĐT) - Suốt từ ngày 3-11/3, tại khu dân cư bắc đường Trần Hưng Đạo diễn ra Hội chợ thương mại tỉnh Hòa Bình, trên các trục đường chính của TPHB trở nên ồn ào hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục